hạn chế và những vấn đề mới đặt ra (1991 - 1996)
Ưu điểm
Một là, cơng tác giáo dục chính trị có sự đổi mới tồn diện, trực tiếp
góp phần tích cực nâng cao trình độ kiến thức, bồi dưỡng lập trường chính trị cho bộ đội. Đã triển khai giáo dục, quán triệt đầy đủ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trong tồn qn. Đổi mới cơng tác đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức lý luận chính trị; đổi mới tồn bộ chương trình, nội dung giáo dục chính trị cho các đối tượng tại đơn vị, đáp ứng yêu cầu mới. Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện các đợt rút quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước (năm 1987: 6 đợt, năm 1988: 2 đợt 7a, 7b và năm 1989: đợt cuối).
Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, giáo dục các bộ môn khoa học xã hội được đổi mới; tổ chức được nhiều đợt bồi dưỡng giáo viên các bộ môn khoa học xã hội; việc tổ chức thi tốt nghiệp trong các học viện, nhà trường chặt chẽ, nghiêm túc; công tác biên soạn tài liệu, giáo trình, giáo án, bước đầu đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập nghiên cứu của cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Hai là, công tác tuyên truyền, cổ động, thi đua có sự đổi mới, đạt được
một số kết quả bước đầu quan trọng cổ vũ sự nghiệp đổi mới trong quân đội. Triển khai tuyên truyền đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, chương trình đến cán
bộ, chiến sĩ trong tồn qn. Duy trì có nền nếp hoạt động bồi dưỡng báo cáo viên, thực hiện chế độ thông báo nội bộ, thơng tin thời sự kịp thời, chính thống có định hướng đúng đắn. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội. Đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua, “không duy trì hội đồng thi đua ở các cấp, đưa hoạt động thi đua về cơ sở đi dần vào nền nếp và bám sát nhiệm vụ chính trị của quân đội, nhiệm vụ của đơn vị” [161, tr.2].
Ba là, công tác văn hóa văn nghệ được chấn chỉnh, có sự đổi mới trong
xây dựng lực lượng, đi vào hoạt động có nền nếp. Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 28-11-1987 của Bộ Chính trị
Về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới. Đồng thời quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết
số 145-NQ/ĐUQSTW ngày 31-5-1988 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương Về cơng tác văn hóa, văn nghệ trong Quân đội, bước đầu đưa hoạt động văn hóa văn nghệ được thực hiện có nền nếp. Cơng tác bình xét, đánh giá và trao giải thưởng văn học về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng; tổ chức các đợt hoạt động nghệ thuật; tổ chức xét, đề nghị công nhận các danh hiệu cho văn nghệ sĩ được thực hiện nghiêm túc [Phụ lục 4].
Bốn là, cơng tác báo chí, xuất bản được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ, tăng cường quản lý của cơ quan chuyên trách. Tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 143-NQ/ĐUQSTW ngày 31-5-1988 của Đảng ủy Quân sự Trung ương Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao
chất lượng hiệu quả cơng tác báo chí qn đội; Quy chế của Bộ Quốc phịng
ngày 31-5-1988 Về quản lý báo chí; Quy chế của Bộ Quốc phòng ngày 23-6- 1988 Về quản lý xuất bản và in trong Quân đội nhân dân Việt Nam chặt chẽ, nghiêm túc. Đổi mới chương trình, nội dung, nâng cao chất lượng cơng tác báo chí quân đội; hướng dẫn, giúp đỡ và giải quyết cho nhiều đồn phóng
viên báo chí, truyền hình, phim ảnh nước ngồi vào làm việc trong các đơn vị quân đội để tìm hiểu, thơng tin về lực lượng vũ trang theo đúng quy chế, không để sai phạm [Phụ lục 7].
Báo cáo số 330/BC-CT ngày 12-12-1990 của Tổng cục Chính trị với Đảng ủy Quân sự Trung ương Về cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong lực
lượng vũ trang từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định:
“Công tác tư tưởng luôn được coi là công tác quan trọng hàng đầu và được tăng cường trước tình hình trên thế giới diễn biến ngày càng sơi động và phức tạp” [161, tr.15]. Báo cáo số 12/TH ngày 20-01-1991 của Cục Tuyên huấn đánh giá: “Cơng tác tư tưởng văn hóa bước đầu đã có sự đổi mới trên các lĩnh vực cả về nội dung, hình thức, biện pháp, cả con người và phương tiện; làm cho cơng tác tư tưởng văn hóa ngày càng có hiệu quả thiết thực” [23, tr.2].
Hạn chế và những vấn đề mới đặt ra
Một là, trong giáo dục chính trị tư tưởng, “nhận thức của một số bộ
phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ chuyển biến còn chậm” [161, tr.17]. Trình độ chính trị của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng kịp u cầu nhiệm vụ. Nhiều đồng chí có biểu hiện lúng túng về nhận thức, chệch choạc về quan điểm chính trị; một số ít có hiện tượng mơ hồ về quan điểm trong đánh giá về kẻ thù, về chủ nghĩa tư bản, về chủ nghĩa xã hội… Hiện tượng giảm sút ý chí, thiếu nhiệt tình, thiếu n tâm gắn bó với qn đội (do nhiều ngun nhân) cịn khá phổ biến.
Hai là, “công tác tuyên truyền, cổ động, thi đua có lúc, có nơi, có nội
dung chất lượng cịn thấp” [161, tr.17]. Việc tổ chức thơng tin cịn yếu, chưa có biện pháp bồi dưỡng hiệu quả về lý luận và thực tiễn để nâng cao vai trò tiên phong của đảng viên trên mặt trận lý luận, tư tưởng. Một số đồng chí có cả cán bộ, đảng viên thụ động, thiếu dũng khí đấu tranh chống những quan diểm sai trái thù địch.
Ba là, cơng tác văn hóa văn nghệ chưa phát huy tốt vai trò, “chưa đáp
quan tâm đến hoạt động văn hóa văn nghệ, chưa phát huy vai trị văn hóa văn nghệ trong đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của bộ đội. Hoạt động của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp chậm đổi mới, phong trào văn hóa quần chúng ở một số đơn vị, quản lý, phát huy các thiết chế văn hóa ở đơn vị hạn chế.
Bốn là, cơng tác báo chí, xuất bản hoạt động chưa chặt chẽ. Chưa phát
huy tốt vai trị của báo chí trên mặt trận tư tưởng văn hóa, nhất là đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch. Quản lý trên lĩnh vực thơng tin đại chúng, báo chí, xuất bản cịn có lúc, có nơi sơ hở.