Cơng tác giáo dục chính trị
Mục đích, yêu cầu: Giáo dục chính trị nhằm quán triệt sâu sắc, nhất trí
cao và tin tưởng vào đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; điều lệ, chế độ quy định của Quân đội. Làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng trở thành cơ sở lý luận chỉ đạo mọi hoạt động thực tiễn của cán bộ, chiến sĩ. Hết sức coi trọng nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, rèn luyện bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, phát huy bản chất giai cấp công nhân và truyền thống vẻ vang
của Đảng, của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nội dung giáo dục chính trị:
Tiến hành cơng tác giáo dục chính trị tại đơn vị theo chương trình, nội dung của Tổng cục Chính trị xây dựng, trọng tâm nghiên cứu quán triệt các văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị về nhiệm vụ quốc phịng 5 năm (1986 - 1990), học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cải tiến, hồn thiện nội dung, chương trình, phương pháp nâng cao một bước chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin tại trường, tại đơn vị cho các đối tượng. “Tăng cường giáo dục cảnh giác, bồi dưỡng ý chí, quyết tâm, nâng cao trình độ chiến đấu” [37, tr.325].
Hình thức, phương pháp giáo dục chính trị:
Tổ chức nghiên cứu sâu sắc các Nghị quyết Đại hội VI của Đảng theo các chuyên đề mà nội dung Nghị quyết đặt ra, làm rõ cơ sở khoa học của từng luận điểm, từng chuyên đề. Trên cơ sở đó tổ chức tập huấn hoặc mở hội nghị để quán triệt Nghị quyết Đại hội VI vào dạy học các bộ mơn khoa học xã hội nói chung và quán triệt những quan điểm, tư tưởng, nội dung cụ thể vào từng mơn học nói riêng.
Nghiên cứu các chuyên đề vận dụng quan điểm, chủ trương đường lối đổi mới của Đảng trong Nghị quyết Đại hội VI của Đảng vào giảng dạy các môn khoa học xã hội.
Kết hợp giáo dục chính trị tại đơn vị, giáo dục khoa học xã hội và nhân văn; bằng nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng và thực tiễn đơn vị.
Quán triệt quan điểm: “Đông Dương là một chiến trường; củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương. Giáo dục cho bộ đội nắm vững quan điểm cơ bản xuyên suốt của Đảng ta về nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia” [37, tr.326]; đồn kết tơn trọng độc
lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quy luật sống còn và phát triển của ba dân tộc.
Điều chỉnh, bổ sung, biên soạn lại tồn bộ hệ thống quy trình đào tạo của các học viện, trường sĩ quan đến các trường Đảng, trường quân chính và các trường quân sự địa phương; sửa đổi hoặc thay đổi giáo trình, giáo khoa các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn cho đúng với quan điểm tư tưởng mà Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đề ra.
Xây dựng “chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của các nhà trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [37, tr.326]. Nghiên cứu các đề tài khoa học xã hội và nhân văn bảo đảm chất lượng phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập chính trị trong các trường, góp phần tích cực vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, ngày càng hiện đại.
Công tác tuyên truyền, cổ động, thi đua
Nội dung, yêu cầu: “Tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng và bản chất truyền thống quân đội, truyền thống dân tộc, truyền thống đoàn kết quốc tế” [37, tr.326]. Nâng cao nhận thức, làm chuyển biến tư tưởng, đạo đức, phẩm chất theo kịp tình hình những chủ trương đổi mới về mọi mặt sau Đại hội VI của Đảng; giáo dục bộ đội thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng giao cho.
Hình thức, phương pháp: Các đơn vị có chủ trương lãnh đạo, xây dựng
kế hoạch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động, thi đua hướng vào các sự kiện chính trị, những ngày kỷ niệm lịch sử lớn của đất nước và Quân đội trong 2 năm (1989 - 1990): kỷ niệm 35 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5- 1954 - 7-5-1989); 30 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh và 45 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, cơng nhân viên quốc phịng về chiến thắng vẻ vang của dân tộc, ý nghĩa to lớn đối với cách mạng trong nước và quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kết thúc vang dội bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Động viên cán bộ, chiến sĩ phát huy truyền thống của dân tộc, của quân đội, của các thế hệ cha anh đi trước, tin tưởng góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Các đơn vị có kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể gắn chặt với nhiệm vụ huấn luyện sản xuất, công tác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của đơn vị mình.
Cơng tác thi đua đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; người chỉ huy trực tiếp quản lý điều hành; cơ quan chính trị (trực tiếp là cơ quan tuyên huấn) giúp cấp ủy, người chỉ huy tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và tổng hợp mọi hoạt động thi đua của đơn vị mình. Đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp cơng tác thi đua khen thưởng, động viên cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên trong toàn quân nâng cao ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, gian khổ, ra sức xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, trong sạch cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Cơng tác văn hóa, văn nghệ
Quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 145-NQ/ĐUQSTW ngày 31-5-1988 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương Về công tác văn hóa, văn nghệ
trong Quân đội, trong đó: “Phải nắm vững đường lối, quan điểm về văn hóa,
văn nghệ của Đảng được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội VI và Nghị quyết Bộ Chính trị, vận dụng sát hợp với quân đội” [75, tr.3]. Tập trung xây dựng, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tư tưởng văn hóa cho bộ đội nhất là ở đơn vị cơ sở; chú trọng các đơn vị phía
trước, đơn vị ở hải đảo và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào khắc phục có hiệu quả những nội dung còn hạn chế.
Nghị quyết nêu rõ: Về mục đích: “Cơng tác văn hóa, văn nghệ trong Quân đội phải góp phần giáo dục, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, cổ vũ, động viên bộ đội hoàn thành mọi nhiệm vụ và tổ chức đời sống tinh thần văn hóa của cán bộ chiến sĩ” [75, tr.4]. Về quy mơ: “Thực hiện tồn quân hoạt động văn hóa quần chúng. Mọi người, mọi cấp đều có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, văn hóa của bộ đội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ trong Quân đội đều hướng về cơ sở phục vụ chiến sĩ. Ở tất cả các đơn vị cơ sở đều có hoạt động văn hóa” [75, tr.4]. Về đối tượng phục vụ, hưởng thụ văn hóa, văn nghệ: “Giành ưu tiên cho các đơn vị ở tuyến trước, ở hải đảo và những vùng hẻo lánh, nhiều khó khăn, gian khổ” [75, tr.4].
Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cơng tác văn hóa, văn nghệ trong Quân đội phải đồng thời chú trọng cả hai mặt: “Đảm bảo các tiêu chuẩn hưởng thụ văn hóa, phát huy tác dụng của các sản phẩm, các phương tiện văn hóa, đồng thời tổ chức hướng dẫn cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động văn hóa trên nhiều mặt, thành nền nếp, chế độ, thành phong trào quần chúng, bổ ích về nội dung, đa dạng về hình thức, có chất lượng và hiệu quả thiết thực” [75, tr.5]. Kiện tồn các tổ chức hoạt động văn hóa trong Qn đội: Củng cố hệ thống nhà văn hóa, câu lạc bộ, phịng Hồ Chí Minh, thành lập nhà văn hóa qn đội, câu lạc bộ quân nhân. Củng cố hệ thống thư viện chuyên ngành, thư viện phổ thông và tủ sách ở các đơn vị, cơ quan theo quy chế thống nhất. Củng cố, đẩy mạnh hoạt động của các nhà bảo tàng, nhà truyền thống trong Quân đội, phát huy tác dụng tốt đối với đơn vị, với thanh niên, thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân. Coi trọng công tác bảo vệ, bảo tồn các di tích lịch sử, đặc biệt là những di tích lịch sử cách mạng. Tổ chức lại mạng lưới chiếu bóng của Qn đội. Xây dựng hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong giai đoạn cách mạng mới.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng văn hóa, văn nghệ: Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa, văn
nghệ của Qn đội có “trình độ chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức chun mơn sâu và tay nghề giỏi, có phẩm chất đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, thực sự trở thành người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, văn nghệ” [75, tr.5].
Về chế độ đãi ngộ: “Chế độ công tác, học tập, phục vụ trong Quân đội của văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa thích hợp với hoạt động có tính đặc thù của văn hóa, văn nghệ” [75, tr.6]. Thực hiện chính sách tự do sáng tác theo quan điểm của Đảng, khuyến khích việc xây dựng những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang cách mạng.
Cơng tác báo chí, xuất bản.
Nghị quyết số 143-NQ/ĐUQSTW ngày 31-5-1988 của Đảng ủy Quân sự Trung ương Về tăng cường lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả của cơng tác báo chí qn đội nêu rõ: “Báo chí trong Quân đội là
một bộ phận khăng khít của báo chí cách mạng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, là tiếng nói của Đảng đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân” [74, tr.22]. Phương hướng của báo chí quân đội: “Tập trung tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi trọng việc thường xuyên tăng cường giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng Qn đội nhân dân chính quy, ngày càng hiện đại” [74, tr.22]. Tuyên truyền về xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng và lực lượng dự bị hùng hậu, giới thiệu những kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Báo chí quân đội phục vụ đắc lực cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, tham gia đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cho đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, phát huy bản chất truyền thống cách mạng tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.
đội, tình hình đất nước, phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ các đối tượng đã được xác định nhất là các đơn vị cơ sở. Thực hiện “tăng cường sự lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ về mọi mặt của cấp ủy các cấp đối với cơng tác báo chí trong Qn đội” [74, tr.22].
Triển khai thực hiện chỉ thị của Tổng cục Chính trị về công tác xuất bản, in trong Quân đội. Sắp xếp hệ thống tổ chức, phân công, phân cấp quản lý nội dung, trang bị vật tư kỹ thuật các loại báo, tạp chí trong Quân đội. Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm các quy định về xuất bản, in của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, nhất là Quy chế quản lý xuất bản và in trong Quân đội nhân dân Việt Nam.