Một là, chỉ đạo tuyên truyền, cổ động, thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng các cấp trong toàn quân.
Đảng ủy Quân sự Trung ương đã chỉ đạo tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IV, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa VI. Trong các nội dung trên, chú trọng “thực hiện đúng chế độ thơng tin chính trị định kỳ và kịp thời những vấn đề thời sự nóng hổi cho cán bộ, đảng viên, bao gồm những vấn đề lý luận, chủ trương chính sách của Đảng, tình hình chính trị, quân sự, kinh tế xã hội và những sự kiện mới” [151, tr.5]. Các hoạt động tuyên truyền, cổ động làm cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ nhận thức đầy đủ, chính xác những khó khăn gay gắt của nền kinh tế và đời sống, nâng cao trách nhiệm của Quân đội, của mỗi đơn vị, mỗi người và tìm ra những giải pháp đúng đắn giải quyết những khó khăn của bản thân góp phần khắc phục khó khăn chung của đất nước.
Ngày 30-11-1988, Tổng cục Chính trị ban hành Chỉ thị số 310/CT-CT,
Một số vấn đề về công tác tư tưởng đối với bộ đội trong tình hình hiện tại,
tiếp tục nhấn mạnh các yêu cầu về công tác tuyên truyền như trong Chỉ thị số 155/CT-CT ngày 18-10-1986 của Tổng cục Chính trị, Những vấn đề chủ yếu
về cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong lực lượng vũ trang năm 1987, đồng
thời nêu rõ: “Trong công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu nói và làm theo nghị quyết của Đảng” [151, tr.3]. Tuyệt đối không được phát ngôn tùy tiện, loan truyền những tin tức thất thiệt, hùa theo dư luận tiêu cực, a dua với bọn xấu. Phải kiên quyết bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, khi có những ý kiến khác thì phát biểu đề đạt có tổ chức theo nguyên tắc của Đảng. Cần nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức Đảng, trong sinh hoạt thường kỳ và đại hội đảng bộ các cấp, chế độ tự phê bình và phê bình, sinh hoạt học tập của cán bộ, đảng viên để thực hiện yêu cầu đó.
Các phương tiện thông tin đại chúng của Quân đội và các đơn vị phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần tích cực vào cơng cuộc đổi mới của Đảng, bám sát và góp phần thực hiện các nghị quyết của Đảng. Cần chú trọng phổ biến và tuyên truyền rộng rãi những nhân tố tích cực trong cuộc sống và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quân đội. Việc đấu tranh khắc phục tiêu cực bảo đảm tính chính xác và đem lại hệ quả tích cực, thực hiện mở rộng dân chủ, cơng khai, tính chân thực và tính chiến đấu đồng thời phải bảo vệ bí mật của Đảng, bí mật quốc gia, bí mật quốc phịng, khơng để kẻ thù lợi dụng xun tạc, phá hoại. Ngăn ngừa hiện tượng lợi dụng dân chủ cơng khai để xun tạc sự thật, đả kích sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, kích động tiêu cực của những người có ý đồ xấu. Tích cực đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái, phản động, vạch trần và đấu tranh kiên quyết thủ đoạn xuyên tạc, chia rẽ, kích động của địch.
Việc thơng tin tình hình kinh tế - xã hội, tình hình địch, tình hình quốc tế… bảo đảm yêu cầu đầy đủ và đúng đắn, dựa vào các tài liệu thơng tin chính thức của các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, Quân đội và phù hợp với từng cấp theo quy định.
Đối với hoạt động tuyên truyền: Nếu sử dụng báo cáo viên kiêm nhiệm là các đồng chí cán bộ thuộc đơn vị làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, cần tuyển chọn những đồng chí có trình độ lý luận, có khả năng, được bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền miệng. Nội dung, kế hoạch tuyên truyền và báo cáo viên được cấp ủy thông qua hoặc được cơ quan chính trị cấp qn khu, qn đồn, qn chủng, binh chủng và tương đương xem xét, quyết định. Trong tuyên truyền, xác định rõ chủ đề, nội dung, phạm vi, yêu cầu cụ thể và có lãnh đạo sau các buổi sinh hoạt. Sau tuyên truyền, thực hiện tốt việc báo cáo nội dung, kết quả tuyên truyền, thái độ, dư luận của cán bộ, đảng viên và quần chúng theo phân cấp.
Về tổ chức hội thảo khoa học: Để tiến hành tổ chức hội thảo khoa học, cơ quan chủ trì phải báo cáo Tổng cục Chính trị về mục đích, yêu cầu, nội dung, thành phần tham gia, người chủ trì, khi được phép mới tiến hành. Người chủ trì chịu trách nhiệm quản lý diễn đàn và nội dung hội thảo. Tài liệu sử dụng, phổ biến trong hội thảo phải được Tổng cục Chính trị cho phép. Trong hội thảo được tranh luận tự do nhưng không được tuyên truyền quan điểm cá nhân trái với chủ trương của Đảng, ảnh hưởng khơng tốt đến sự nhất trí về chính trị trong nội bộ. Cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị khi được các cơ quan, ngành, tổ chức ngoài Quân đội mời dự hội thảo phải báo cáo cơ quan chính trị trước khi quyết định việc tham dự.
Hai là, chỉ đạo tuyên truyền, cổ động, thi đua thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1987 - 1992.
Đảng ủy Quân sự Trung ương đã chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong cuộc bầu cử theo đúng luật và quy định cụ thể về bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia. Ngày 19-4-1987,
toàn quân đã huy động 100% quân số trong danh sách cử tri đi bầu cử bảo đảm nhanh gọn, tuyệt đối an toàn. Các đơn vị trong toàn quân phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn đóng qn làm tốt cơng tác tun truyền, giáo dục, vận động nhân dân đi bầu cử; làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu giữ gìn trật tự an ninh địa bàn góp phần vào thành cơng lớn của cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trên cả nước.
Ba là, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua quyết thắng, phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ; phát hiện, tuyên truyền và tổ chức học tập gương người tốt, việc tốt trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Ngày 24-02-1990, Cục Tuyên huấn đã ban hành Hướng dẫn số 17/HD- CT Về công tác thi đua năm 1990, nêu rõ “phương hướng công tác thi đua” [21, tr.1] trong Quân đội: Động viên cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên trong tồn qn nâng cao ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, gian khổ, ra sức xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh và trong sạch về chính trị, tư tưởng và tổ chức làm cơ sở từng bước củng cố, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và độc lập, chủ quyền, an ninh, tồn vẹn lãnh thổ của đất nước, tích cực lao động sản xuất làm kinh tế có hiệu quả, kiên trì làm tốt nhiệm vụ quốc tế, chủ động cùng tồn dân chống chiến lược “diễn biến hịa bình” hịng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và âm mưu lấn chiếm cục bộ của mọi kẻ thù bên ngoài và trong nước.
Mục tiêu phong trào thi đua: “Tập trung ở đơn vị cơ sở, xây dựng nền nếp và phong trào thi đua tốt, bảo đảm tính thiết thực, trung thực, tiết kiệm, tránh phơ trương hình thức, lãng phí, xây dựng được những điển hình tốt, tập trung vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của quân đội và của đơn vị” [21, tr.1]. Đồng thời, khắc phục những điểm yếu, khâu yếu, góp phần xây dựng đơn vị
cơ sở vững mạnh, tiến tới xây dựng sư đoàn, quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường, cơ quan vững mạnh.
Chủ đề thi đua: “Thi đua quyết thắng, phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” [21, tr.2-3], phấn đấu hoàn thành 4 nội dung, chỉ tiêu thi đua: 1- Huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi; 2- Đoàn kết, dân chủ, kỷ luật; 3- Giữ gìn, bảo quản, sử dụng và quản lý tốt vũ khí, trang bị, kỹ thuật; 4- Lao động sản xuất giỏi, tổ chức đời sống tốt.
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, coi trọng việc phát hiện, tuyên truyền và học tập gương người tốt, việc tốt trong thời kỳ đổi mới. Ngày 01-4-1991, Tổng cục Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 106/CT Về việc
phát hiện, tuyên truyền và tổ chức học tập gương người tốt, việc tốt trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nội dung chỉ thị nêu rõ: “Tổ chức giáo dục sâu rộng
ý nghĩa, tác dụng của những gương người tốt, việc tốt” [166, tr.3]. Việc phát huy tác dụng gương “người tốt, việc tốt” là mong muốn lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết về gương người tốt, việc tốt. Trong những năm đầu đổi mới, việc tuyên truyền gương người tốt, việc tốt có ý nghĩa rất to lớn, nhằm khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, truyền thống cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, những người xấu, việc xấu, gây tác hại cho đất nước. Đồng thời làm cho mọi người thấy được đều có thể học tập và làm theo những gương “người tốt, việc tốt”. Gương “người tốt, việc tốt” được tuyên truyền, tổ chức học tập phải rất đích thực trong đời sống, chân thực, chính xác, đúng người, đúng việc, đúng mức độ, khơng hư cấu, có cả tập thể và cá nhân. Cao điểm của các hoạt động tuyên truyền được xác định đến 2-9- 1991, được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tuyên truyền gương người tốt, việc tốt cần nêu bật được thời gian, khơng gian lập được thành tích, rõ tên người, cơ quan, đơn vị cụ thể; các biện pháp
tháo gỡ khó khăn, các giải pháp để đạt được hiệu quả, chất lượng, năng suất trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, lao động sản xuất làm kinh tế, rèn luyện và trong những việc làm cụ thể hàng ngày.
Bốn là, chỉ đạo kiện toàn cơ quan chuyên trách thi đua trong Quân đội.
Triển khai thực hiện Quyết định số 11-QĐ/TW ngày 30-7-1987 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, việc chỉ đạo phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa trong quân đội do Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp thực hiện theo chức trách. Ngày 30-10-1988, Tổng cục Chính trị ra Quyết định số 286/QĐ-CT Về việc chuyển Ban Thư ký Hội đồng thi đua Bộ Quốc
phòng trực thuộc Cục Tuyên huấn về Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị.
Tiếp đó, ngày 12-5-1989, Bộ Quốc phịng ra Quyết định số 146/QĐ-QP Về
giải thể Hội đồng thi đua các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam; cơ quan chính trị các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo phong trào thi đua trong quân đội. Thực hiện Quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 13-02-1990, Tổng
cục Chính trị ban hành Quy định số 491/CT giao cơ quan chính trị, cơ quan tun huấn đảm nhiệm cơng tác tổ chức, hướng dẫn và tuyên truyền thi đua trong các đơn vị dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm chính trị.
Công tác tuyên truyền, cổ động, thi đua trong quân đội (1986 - 1991) đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật là: Thực hiện tốt các đợt tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa VI, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IV, chủ trương điều chỉnh lực lượng, biên chế trong Quân đội; các hoạt động tuyên truyền, cổ động về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1987 - 1992, hoạt động chào mừng ngày lễ kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động trong quân đội [Phụ lục 3]. Tuy nhiên, cơng tác tun truyền, cổ động, thi đua cịn có những hạn chế trong
khắc phục những mặt yếu của các cơ quan, đơn vị; tỷ lệ vi phạm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội vẫn ở mức cao.