CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
3.2. Nhân vật là đối tượng tự sự
3.2.1.1. Chấn thương về thể xác
Nhân vật mang trong mình những chấn thương về thể xác đó có thể là những căn bệnh, một vết cắt trên da, một khiếm khuyết trên cơ thể. Những chấn thương thể xác vừa là
- 86 -
những dấu hiệu để nhận diện nhân vật, vừa thể hiện những đau đớn mà họ phải chịu, và hơn hết thể hiện được những ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong thế giới nghệ thuật của Kazuo Ishiguro, những nhân vật bị những chấn thương về mặt thể xác có số lượng rất ít. Đó là bà Beatrice trong Người khổng lồ ngủ quên bị một cơn đau bên sườn hành hạ và ln an ủi với chồng mình rằng chả hề sao vì đó chỉ là một căn bệnh vặt “bà đặt một tay bên sườn, ngay dưới lồng ngực, rồi cười to. ‘Khơng có gì đáng nói hết. Anh thấy rồi cịn gì, nó đâu có khiến em chậm bước trên đường tới đây hôm nay’” [16]. Beatrice khơng hề biết ngun nhân vì sao mình bị cơn đau này mà chỉ đốn rằng “em khơng có bệnh tật gì, chỉ là cơn ê ẩm thơng thường của tuổi già mà thôi” [16], cho dù bà thầy lang giỏi nghề và thầy tu Jonus thông tuệ khám qua thì cũng chẩn đốn là cơn đau bình thường khơng có gì đáng lo ngại. Thế nhưng căn bệnh này lại vẫn cứ âm ỉ nhức nhối khiến bà Beatrice khơng n. Ngồi ra trong câu chuyện cịn có hai nhân vật nữa cũng bị thương ngay vị trí bên sườn, một là con rồng cái Querig đã từng bị hiệp sĩ Gawain đâm vào ngay sườn trong trận chiến bắt giữ để Merlin nguyền rủa hơi thở của nó “Thế con rồng cái thì ra sao rồi?” “Nó chẳng sao, chỉ bị một ngọn giáo cắm vào một bên sườn” [16]. Trong hang động nơi con rồng cái nằm, khơng có gì cả ngoại trừ một cây táo gai cằn cỗi. Theo quan điểm của người Anh, táo gai tượng trưng cho hy vọng và sự hàn gắn trái tim tan vỡ, và con rồng cái già nua ngày ngày nhìn cây táo gai với niềm hi vọng, an ủi được chữa lành “bụi cây táo gai kia - sinh vật duy nhất dưới hang ngoài con rồng - đã trở thành nguồn an ủi lớn lao cho nó, và rằng ngay lúc này, trong óc nó, nó đang cố vươn tới chỗ bụi cây. Axl hiểu ý nghĩ này chỉ là một sự tưởng tượng, nhưng càng nhìn ơng càng cảm thấy dường như đó là sự thật” [16]. Khi còn trẻ bà Beatrice từng phản bội chồng, cái ký ức đáng quên ấy như thứ độc tố gặm nhấm tâm hồn bà, và trong thế giới phi thực này, nó kết tụ thành một con rồng cái, ngày ngày thở ra làn sương mù quên lãng. Bà beatrice những hy vọng sự quên lãng kia sẽ dần hàn gắn trái tim bị tổn thương của ông và bà nên con rồng cái ngày ngày nhìn vào cây táo gai.
Nhân vật tiếp theo cũng có vết thương ngay đúng vị trí bên sườn đó là Edwin, bị một con rồng nhỏ cắn ở thời điểm bọn quỷ ăn thịt người bắt nhốt thằng bé. Edwin có vết thương do rồng cắn, có thể là hình ảnh phóng dụ về cậu con trai năm xưa đã bị chính bà Beatrice làm cho tổn thương. Từ khi bị cắn Edwin luôn trở nên điên cuồng và luôn nghe thấy tiếng mẹ gọi, sau cùng thì ra tiếng đó phát ra từ con rồng Querig. Đây có thể là khao khát gặp lại con của bà mẹ già phóng chiếu vào trong giấc mơ mà thành. Khi con rồng chết đi thì tiếng mẹ gọi Edwin cũng biến mất, và ngay sau đó bà Beatrice cũng lên đị để sang hịn đảo như thế giới bên kia. Ngồi ra, Edwin từng có một mảnh ký ức về việc cậu giúp đỡ một cơ gái bị
- 87 -
trói và bị mấy gã đàn ông hành hạ. Cô gái đó chính là hình ảnh bà Beatrice vì thời trẻ bà cũng rất đẹp. Sau khi phản bội chồng, bà liên tục bị ông Axl “hành hạ” - cơ gái đẹp bị trói, và bà khao khát một ngày con trai bà trở về, giải thoát cho bà khỏi chuỗi ngày bi kịch ấy. Cái khao khát ấy phóng chiếu ra mảnh ký ức của Edwin. Từ đó ta có thể thấy thế giới nhân vật trong câu chuyện Người khổng lồ ngủ quên rất mơ hồ lãng đãng như làn sương mù mờ mịt, nhân vật của quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau, giữa ảo ảnh và thực tế khó thể phân định. Điều đó càng góp phần khắc họa cho tư tưởng chủ đạo của tác phẩm – nói về những mảng ký ức của con người, và cũng như thể hiện được phong cách tự sự của Ishiguro – gấp khúc thời gian, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại.
Nếu ai đó từng nói, mỗi khi lên bàn mổ con người như trải qua cửa sinh tử một lần; Thì những người nhân bản trong tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi lại phải chịu những cơn đau cùng cực thống khổ ấy như chết đi nhiều lần. Sống trong một thế giới mà bản thân chỉ là giống loài sinh ra để làm nguyên liệu cho y khoa, thì chắc chắn trên thân thể của họ không thể lành lặn mà chằn chịt những vết khâu mổ, mang đầy vết tích chấn thương. Những con người khơng giống người ấy, khi đến độ tuổi nhất định, sau khi làm người chăm sóc, thì họ sẽ trở thành người hiến nội tạng. Tất nhiên, người ta sẽ không lấy hết nội tạng của họ một lần, giống như việc bán hàng theo đơn, khi nào có “đơn hàng” cần những thứ nội tạng gì, thì người ta sẽ lấy thứ ấy ra. Và những người nhân bản sẽ tiếp tục sống, sống với vết thương mổ trên da cùng những khiếm khuyết cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Cứ như thế, qua một khoảng thời gian phục hồi ở những trung tâm, họ sẽ lên bàn mổ tiếp tục “sứ mệnh” của mình, đến khi khơng thể níu kéo hơi tàn được nữa, họ sẽ chết đi, hoàn thành nhiệm vụ mà cuộc đời này giao cho họ. Ruth sau lần hiến thứ nhất, cơ thể của cô dường như đã kiệt quệ “mặc dù đi cũng khá dễ, nhưng tôi nhận thấy Ruth thở mỗi lúc một khó nhọc (...) Và chính lúc đó, khi cơ ấy đứng đó, vai nhô lên hạ xuống theo nhịp thở, dường như lần đầu tiên Tommy mới nhận ra cô yếu ớt đến nhường nào” [15; tr.328], “đến lúc này quả thực có một cái gì đó ngập ngừng trong dáng đi của cô ấy (...) Hơi thở cô càng lúc càng hổn hển, và trong khi chúng tôi đi cạnh nhau, chốc chốc cô lại loạng choạng ngã vào tôi” [15; tr.330]. Những tổn thương về mặt thể xác ấy đã rút cạn sinh lực của cô, khiến cho Ruth không thể bám trụ cuộc sống này nữa mà ra đi trong đau đớn ở lần hiến thứ hai “Như thể cơ đang bắt mắt mình nhìn thấu vào bên trong mình, để cơ có thể thanh sát và tập hợp cho thuận tiện hơn những khu vực riêng biệt của cái đau trong cơ thể mình (...) tơi kéo một chiếc ghế lại gần rồi ngồi ấp hai tay cô ấy trong tay tôi, siết chặt mỗi khi một cơn lũ đau đớn khác làm cô quằn quại vuột khỏi tôi” [15; tr.349]. Tommy lại không ra đi sớm như Ruth, với sức chịu đựng dẻo dai và ý chí sống ngoan cường, sống để
- 88 -
mong chờ cái hi vọng hỗn hiến, anh vẫn cố bám víu lấy thế gian này sau ba lần hiến. Nhưng đó có thật sự là may mắn của anh hay lại là sự thống khổ? Đối với họ, dường như ra đi trong ca phẫu thuật đầu tiên mới thật sự là sự giải thoát khỏi cuộc đời đau thương này, những người nhân bản, họ sống càng lâu, càng trải qua nỗi đau thể xác càng nhiều, càng thấm thía hơn cái gọi là chết đi nhiều lần. Như vậy, bằng nỗi đau thể xác của những con người “hạ đẳng” sống vật vờ bên lề xã hội, tác phẩm đánh bật lên một tinh thần nhân đạo sâu sắc dành cho số phận con người nhỏ bé bị tước đoạt đi quyền sống của mình.