CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
3.1. Nhân vật là chủ thể tự sự
3.1.1.1. Ngơi thứ nhất với điểm nhìn hạn tri
M. Jahn cho rằng: Tự sự ngôi thứ nhất (first – person narrative) được kể bởi một người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm với tư cách một nhân vật; đó là một câu chuyện về những sự kiện mà bản thân nhân vật ấy trải nghiệm. Trong tự sự ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất vừa chỉ người kể chuyện (cái “tôi” kể chuyện) hoặc một nhân vật trong câu chuyện (cái “tôi” trong câu chuyện). Nếu người kể chuyện là nhân vật chính, thì đó là cái “tơi” vai chính – trực tiếp tham gia vào các tình tiết, diễn biến; Nếu người kể chuyện là nhân vật phụ thì đó là cái “tơi” chứng nhân – chứng kiến và kể lại câu chuyện của người khác. Tóm lại, tự sự ngơi thứ nhất là hình thức tự sự mà trong đó, người kể chuyện là nhân vật xưng “tơi”, và mọi tình tiết, sự kiện đều được kể bởi người kể chuyện xưng “tôi” duy nhất ấy. Người kể chuyện ngôi thứ nhất này bị giới hạn về mặt con người – khơng thể biết những nhân vật khác nghĩ gì, về mặt khơng gian, thời gian – họ không thể một lúc ở cùng hai nơi và không biết trước tương lai. Những hiểu biết của người kể chuyện xưng “tôi” chỉ bằng nhân vật hay ít hơn nhân vật, bởi thế họ mang trong mình điểm nhìn hạn tri. Người kể chuyện ngơi thứ nhất với điểm nhìn hạn tri, vừa có thể có tụ điểm bên trong – khai thác nội tâm chính mình
- 64 -
(nhân vật xưng “tơi”), có thể có tụ điểm bên ngồi – phản ánh khách quan các nhân vật khác. Nên người kể chuyện xưng “tơi” chỉ kể những gì mình trải qua và mình biết, những gì khơng chứng kiến thì khơng có tư cách kể. Điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tơi” là điểm nhìn chính, xun suốt tác phẩm, có tác dụng định hướng cho độc giả.
Hai cuốn tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi và Tàn ngày để lại đều được kể ở ngôi thứ nhất, do hai nhân vật chính là Kathy H và Stevens xưng “tơi” trực tiếp kể về đời mình, bởi vậy tồn bộ câu chuyện đều được thuật lại theo điểm nhìn của họ. Dưới cái nhìn của tụ điểm bên ngồi, người kể chuyện xưng “tôi” trong tiểu thuyết Kazuo Ishiguro không chỉ quan sát những hiện tượng xung quanh đời sống của các nhân vật khác mà còn đứng cao hơn những nhân vật này để bộc lộ sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về các hành vi của họ. Quản gia Stevens (Tàn ngày để lại) trong quá trình làm việc ở dinh thự Darlington thường hay đưa ra những đánh giá của mình về Huân tước Darlington “Huân tước trăm lần như một đều vì ngượng ngùng trước điều cần truyền đạt, và ngay cả khi cánh cửa thư phòng đã khép chặt sau lưng, ngài vẫn thường ra đứng bên cửa sổ, làm bộ giở xem cuốn từ điển suốt trong khi trao đổi với tôi” [14; tr.90], về ông chủ mới Farraday “Nhưng xét trên q trình quan sát ơng Farraday mấy tháng vừa qua, tôi cho rằng ông không thuộc vào số những vị sở hữu cái đặc tính đáng bực mình ở một người chủ - ấy là tính tiền hậu bất nhất” [14; tr.22], về cô Kenton “Nhưng mặt khác, cô Kenton là một người phụ nữa thông minh, hẳn tự cô cũng nhận ra tất cả những điều ấy” [14; tr.73], “Điều này khiến cô Kenton tuồng như hơi chưng hửng. Thực vậy, trong một giây, trơng cơ cịn hơi ưu phiền” [14; tr.81]; hay về những người lạ chưa từng gặp mặt trước kia trên con đường đi đến Cornwall. Tất cả nhân vật trong Mãi đừng xa tôi cũng đều được quan sát và kể lại dưới sự nhìn nhận của Kathy, đó là một Tommy hay “nổi những cơn thịnh nộ”, là Ruth có khi là “người bạn dễ chịu nhất: đầy khích lệ, hóm hỉnh, tế nhị, khơn ngoan” lại có lúc “ln ln cố gây ấn tượng với các cựu binh, khơng ngại ngần gì mà bỏ mặt tơi (...) Đấy là Ruth mà tôi chẳng hề vui vẻ khi ở cạnh, cô Ruth hôm nào cũng làm bộ làm tịch và vờ vĩnh” [5; tr.193], là những anh chị ở Nhà Tranh “có một điều tơi nhận thấy ở các cặp cựu binh tại Nhà Tranh (...) là rất nhiều cung cách của bọn họ được sao chép nguyên xi từ truyền hình” [5; tr.181], thậm chí cơ cịn đưa ra những lời nhận xét khách quan về những người hiến tạng dưới quyền chăm sóc của mình “Đầu tiên tơi nghĩ đó là do tác dụng của thuốc, nhưng rồi tơi nhận ra trí óc anh hồn tồn minh mẫn. Khơng phải anh muốn nghe kể chuyện Hailsham, mà muốn nhớ lại Hailsham đúng như trước kia hồi anh còn nhỏ” [15; tr.17]. Bên cạnh đó, những sự việc, sự vật hay các chi tiết trong câu chuyện cũng được nhìn dưới lăng kính của người kể chuyện. Từ khung cảnh tất bật và đầy sang trọng của dinh
- 65 -
Darlington những ngày có khách, cho đến các khung cảnh làng q nhẹ nhàng trên chuyến hành trình về phía Tây đều được nhìn dưới điểm nhìn của Stevens “Trước mắt tôi chủ yếu là đồng nối tiếp đồng, nhấp nhô chạy xa hút mắt. Mặt đất dâng lên hạ xuống hiền hịa, mỗi cánh đồng lại có bờ cây hay hàng giậu” [14; tr.41], cịn có những nhận xét của ông đối với những ngôi nhà tá túc ven đường “Trong thời gian đó tơi đã có dịp quan sát ngơi nhà; ngơi nhà không rộng mà cao, tất cả bốn tầng, thường xuân phủ kín gần hết mặt tiền lên đến tận đầu hồi. Tuy nhiên, qua các cửa sổ, tơi cũng thấy ít nhất một nửa nhà đã bị phủ bạt” [14; tr.171]. Hay đó là những con đường, nội thất ở Dover, Kingsfield, Hailsham, Nhà Tranh, và Norfolk,... tất cả những nơi mà Kathy đã sống, đã từng đi qua, đã từng chứng kiến và gắn chặt với số phận mình đều được nhìn nhận dưới góc nhìn của cơ. Nếu như Nhà Tranh là những căn nhà cũ kỉ ẩm thấp, Norfolk - “một góc khuất” của nước Anh, trung tâm Dover vô cùng hiện đại... Thì Hailsham là một góc nhỏ trong tim khơng bao giờ quên, là kỉ niệm ghi dấu tuổi thơ của Kathy, Ruth, Tommy cùng những đứa trẻ nhân bản mà nói như Kathy, Hailsham sẽ “an tồn trong tâm trí, và nó là một cái gì mà khơng ai lấy khỏi tôi được” [15; tr.432].
Không chỉ thuật lại câu chuyện một cách đơn điệu, người kể chuyện xưng “tôi” trong tiểu thuyết của Ishiguro cịn thường hay có kiểu đối thoại trực tiếp với độc giả. Như Stevens hay xưng hô với người đọc là “quý vị” “hẳn là quý vị cũng cho là vậy một khi đã nghe tơi giãi bày rõ hồn cảnh mấy ngày hơm đó” [14; tr.102], “q vị có lẽ sẽ khơng nghĩ tơi đã tự lừa mị mình q đáng nếu dám nói rằng có lẽ tơi đã chứng tỏ được chút nào” [14; tr.160], “hẳn quý vị sẽ đồng ý rằng một người làm nghề đàng hoàng cần phải tiếp nhận những sự việc loại ấy một cách điềm tĩnh” [14; tr.277]. Hay Kathy xưng hô với người đọc là “các bạn” “Tôi tin chắc rằng bạn cũng vậy, một lúc nào đó trong thời thơ ấu bạn cũng trải qua những điều như chúng tơi hơm đó” [15; tr.61], “Xin bạn nhớ cho rằng không ai trong chúng tôi đi quá xa trong chuyện đó. Tơi khơng nhớ liệu có ai bảo mình sẽ là minh tinh màn bạc hay gì đó tương tự. Thường là chúng tơi nói về chuyện trở thành bưu tá hoặc làm việc trong nông trại” [15; tr.218], “Tơi khơng muốn các bạn có một ý niệm sai lầm về thời kỳ đó ở Kingsfield. Phần lớn giai đoạn đó thực sự rất dễ chịu, phải nói là gần như êm đềm” [15; tr.358]. Đây là một sự sáng tạo của Ishiguro, khi xây dựng lên những người kể chuyện trực tiếp tâm sự với chính độc giả của mình, làm xóa nhịa đi ranh giới giữa người đọc và người kể. Nhiều lúc người đọc không hề cảm nhận được sự tồn tại của người kể chuyện, từ đó câu chuyện được triển khai và phát triển một cách tự nhiên nhờ vào các cuộc đối thoại giữa nhân vật.
Bằng tiêu điểm bên ngồi, người kể chuyện ngơi thứ nhất giống như một người kể chuyện ngôi thứ ba “giả lập”, đi tổ chức và kể lại những quan sát của mình về những nhân
- 66 -
vật khác trong câu chuyện. Có khi là thâm nhập và thay nhân vật trong chuyện nói lên suy nghĩ của họ “Cảm xúc của cha tôi đối với viên tướng, đương nhiên, là căm ghét cùng cực (...) thử thách đón đợi cha tơi cịn nặng nề hơn cả những gì ơng có thể hình dung trước đó” [14; tr.63]. Tuy nhiên, xét đến cùng, người kể chuyện ngôi thứ nhất này cũng chỉ mang trong mình những hiểu biết bằng với nhân vật, khơng thể có điểm nhìn cao hơn họ. Bởi vì người kể chuyện xưng “tơi” ln gắn với điểm nhìn hạn tri. Sở dĩ họ có thể thay nhân vật khác kể lại câu chuyện là vì người kể chuyện đã từng cùng nhân vật trải qua các sự việc ấy, tiếp xúc với họ trong cùng một khoảng khơng gian và thời gian, hoặc có thể được nghe kể lại. Cịn những điều mình khơng biết, chưa trải qua thì khơng thể kể. Như Kathy trong Mãi đừng xa tôi, cô không thuộc những người thành lập nên Hailsham nên khơng thể biết về mục đích của những buổi Trưng bày khi các cô giám thị đem những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhất đi đâu, chỉ có thể đốn là cất ở cái nơi gọi là “Phòng Tranh”. Hay khi còn nhỏ, Kathy từng thấy sự sợ hãi của Madame khi bọn trẻ vây quanh bà, mặt khác, cơ cũng chứng kiến Madame khóc nức nở vì vơ tình bắt gặp mình đang đung đưa theo điệu nhạc, Kathy không phải là Madame nên cơ khơng thể giải thích lý do vì sao bà ấy lại có những thái độ trái ngược nhau như thế. Kathy cũng không thể kể cho người đọc biết được ngun nhân chính xác mà cơ Lucy lại rời đi khỏi Hailsham. Thậm chí về tin đồn được hỗn hiến tạng, cơ lại đi kể cho chúng ta những thuyết âm mưu của Tommy nhằm đạt được điều này, thay vì nói ra sự thật rằng khơng hề tồn tại đặc quyền ấy – điều mà chính cơ cũng khơng thể nào biết được. Quản gia Stevens cũng vậy, bị giới hạn về mặt không gian nên ông không thể biết được sau 20 năm xa cách cơ Kenton có cuộc sống hơn nhân ra sao, chỉ có thể đốn định qua những bức thư. Bản thân ông cũng không thể đi sâu vào suy nghĩ của cô ấy nên khơng biết chắc rằng cơ Kenton có thực sự muốn quay về làm việc cho dinh Darlington hay khơng. Hay chính bản thân ơng cũng chưa từng gặp qua ơng Benn – chồng cô Kenton nên không một lần miêu tả hay nhắc tới ông ta. Như vậy, kể lại câu chuyện dưới điểm nhìn hạn tri của người kể chuyện ngơi thứ nhất giúp tác giả che dấu được những phần chìm của tác phẩm, thơi thúc người đọc phải đi tìm hiểu mà giải mã nó.
Nếu tiêu điểm bên ngoài giúp người kể chuyện đưa ra những đánh giá khách quan về các sự việc và nhân vật khác, thì tiêu điểm bên trong lại giúp họ có thể bộc lộ những cảm nhận nội tâm của bản thân. Khi trải qua các sự việc, Kathy thường hay kể cho mọi người những cảm xúc, suy nghĩ trong lịng của mình. Vào một ngày mưa, cái lần Kathy vạch trần Ruth về việc cô ấy tỏ vẻ giám thị Geraldine thiên vị mà cho riêng mình cái bao đựng bút chì, và khi thấy Ruth thất thần dường như sắp khóc, Kathy khơng hề cảm thấy thấy đắc thắng “Thế rồi tơi bỗng thấy cách cư xử của mình thật hồn tồn ngớ ngẩn. Bao nhiêu nỗ lực, bao
- 67 -
nhiêu dày cơng tính kế, tất cả chỉ để làm cho người bạn thân nhất của mình bẽ mặt. Cứ cho là cơ đã bịa chút về chuyện cái bao đựng bút chì, thì đã sao? (...) Giờ thì tơi thấy mình thật tồi tệ, và lúng túng” [15; tr.94,95]. Ngay sự kiện Madame kinh hãi và lộ rõ vẻ mặt khiếp sợ khi bọn trẻ lập mưu vây quanh lấy bà, thì Kathy đã có những quan điểm “Lần đầu tiên ta nhìn chính mình qua mắt kẻ khác như vậy, đó là một khoảnh khắc lạnh giá. Cũng giống như ta đi ngang qua một tấm gương mà ngày nào trong đời mình ta cũng đi qua, thế rồi đột nhiên tấm gương cho ta thấy một cái gì khác, một cái gì khó chịu và xa lạ” [15; tr.62]. Thậm chí cả những việc xấu hổ Kathy cũng không hề dấu diếm mà kể ra, như cái việc cơ xem tạp chí khiêu dâm để tìm nguyên mẫu của mình và vơ tình bị Tommy bắt gặp “Tơi biết cậu thất vọng vì tơi đã chẳng nói gì với cậu, nhưng lúc đó bản thân tơi cũng chưa từng suy nghĩ được mọi điều cho ra lẽ nên chưa sẵn sàng nói với ai. Nhưng tơi khơng khó chịu vì cậu đã bước vào căn lều sau tơi. Tơi khơng thấy khó chịu về điều đó một chút nào. Tơi cảm thấy dễ chịu, gần như cảm thấy mình được bảo vệ” [15; tr.205]. Từ những đánh giá chân thật qua tiêu điểm bên ngoài đến phản ánh nội tâm dưới điểm nhìn bên trong, Kathy trở thành người kể chuyện đáng tin cậy, giúp cho câu chuyện Mãi đừng xa tôi mang tính xác thực cao. Chính vì cuốn tiểu thuyết này tái hiện một bối cảnh trong thế giới giả tưởng với những hiện thực đầy kinh hoàng, nên bằng việc lựa chọn nhân vật chính – một người nhân bản vơ tính, làm người kể chuyện đáng tin cậy, đã giúp Ishiguro bộc lộ bằng hết tất cả nỗi đau tận cùng về mặt thể xác lẫn tinh thần mà những người nhân bản này phải gánh chịu. Cũng như xóa nhịa đi ranh giới giữa thế giới giả tường và thế giới thật, giữa dòng chữ trong trang sách với hiện thực cuộc sống, cho độc giả thấu hiểu và cảm thông với nhân vật hơn.
Đến với Tàn ngày để lại, dưới góc nhìn bên trong, người kể chuyện xưng “tôi” cũng vài lần đưa ra những cảm nhận, đánh giá về chính lịng mình. Ngay cái đêm cuối cùng của hội nghị năm 1923, với bao áp lực đè nặng lấy Stevens bởi vừa phải thực hiện bổn phận của một quản gia vừa phải chứng kiến cảnh cha mình sắp ra đi, bằng lựa chọn làm trịn trách nhiệm với ơng chủ – Stevens cảm thấy bản thân gần như được tới gần trục bánh xe thế giới ở mức cao nhất của một người quản gia vĩ đại “Dẫu gắn với bao nhiêu kỷ niệm buồn bã, thì ngày nay, mỗi lần nhớ lại đêm hơm ấy, tơi nhận ra mình đang nhớ lại với cảm giắc đắc thắng lớn lao” [14; tr.160]. Lại một lần nữa, khi dinh Darlington tiếp hai người khách quý là Thủ tướng Anh và Đại sứ Đức – đó cũng là cái đêm cơ Kenton thơng báo sẽ đi lấy chồng và rời khỏi nơi đây, tiếp tục lựa chọn đứng ở vị trí ngồi sảnh để phục vụ cho ơng chủ thay vì níu kéo cơ Kenton, Stevens đã bộc lộ những tâm trạng trong lòng “Ban đầu, tâm trạng của tôi – tôi không ngại thừa nhận việc này – có chút nặng nề. Nhưng rồi trong lúc tơi đứng đó, dần
- 68 -
dà có một điều kỳ lạ xảy ra; nói thế có nghĩa là, một cảm giác đắc thắng sâu xa bắt đầu dâng lên trong tôi” [14; tr.318]. Tuy nhiên, cho dù với góc nhìn bên trong hay góc nhìn bên ngồi, cho dù là đánh giá của Stevens về Huân tước Darlington “là một bậc quân tử đạo đức cao trọng” chun “gìn giữ cơng lý trên thế giới” hay tự đánh giá chính mình bằng những “phẩm cách xứng hợp với chức vị” của một quản gia vĩ đại, thì câu chuyện khơng hẳn như Stevens kể, những con người trong đó cũng khơng hẳn như Stevens kể, và bản thân Stevens cũng không hẳn như ông kể. Từ đây xuất hiện một lớp mâu thuẫn diễn ra ngay trong lòng tự sự: đấy là sự giằng co giữa sự thật xảy ra và sự thật theo cách diễn giải của Stevens.
Tồn bộ câu chuyện vì thế cần phải được soi rọi dưới một góc độ mới: Đây là câu chuyện của một người kể chuyện bất khả tín (khơng đáng tin cậy), và có khơng ít những chối