CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
3.1. Nhân vật là chủ thể tự sự
3.1.2.3. Giọng triết lý, trầm tư
Nhờ những âm điệu bình thản, nhẹ nhàng đặc trưng đã đưa bản hợp xướng giọng điệu của tiểu thuyết Ishiguro thênh thang trên từng trang sách, đã tạo ra một khoảng trống lớn cho các nhân vật suy ngẫm và chiêm nghiệm sau khi trải qua các biến cố. Từ đó những âm hưởng của giọng triết lý, trầm tư được ngân nga trong tác phẩm của Ishiguro. Nhà văn luôn
- 82 -
khát vọng khám phá chiều sâu cuộc sống, nên đã để cho nhân vật tự kể câu chuyện của đời mình, đã đặt nhân vật vào những suy tư, dằn vặt, những lý giải về những vấn đề cốt lõi mang tính nhân sinh, rồi để tự họ đúc kết ra những bài học về một vấn đề trong cuộc sống. Kazuo Ishiguro không chỉ dựa trên bản thân hành động, sự kiện bên ngồi để phân tích nhân vật mà cịn đi sâu phân tích tâm lý nhân vật, qua đó, tốt lên vẻ đẹp tinh thần của họ. Nhân vật không chỉ biết đón nhận, vượt qua số phận mà cịn biết suy ngẫm, đúc kết kinh nghiệm, rút ra những triết lý cuộc đời. Có thể nói, giọng điệu triết lý, trầm tư đóng vai trị quan trọng trong lối kể chuyện của nhà văn.
Đó là những triết lý về chiến tranh và hịa bình, về trả thù và sự tha thứ toát lên từ tiểu thuyết Người khổng lồ ngủ quên. Nếu như hiệp sĩ già Gawain là đại diện cho quân đội Arthur – bên chiến thắng bằng những chính sách tàn độc bởi những lập luận “Những thằng bé người Saxon mà anh đang thương xót kia chẳng mấy chốc sẽ lớn lên thành những chiến binh, trong lòng cháy bỏng mong muốn được trả thù cho cha anh chúng đã ngã xuống hôm nay. Những bé gái kia sẽ sớm có mang rồi lại sinh ra nhiều đứa trẻ khác nữa, và cái vòng chém giết này sẽ khơng bao giờ kết thúc. Anh có thấy ham muốn trả thù đã ăn sâu tới mức nào không?”, chiến binh Wistan đại diện cho lớp trẻ người dân Saxons – bên thua trận mang trong mình nỗi thù hận sâu sắc “Làm sao những vết thương cũ có thể lành lại trong khi lũ dòi vẫn đang bám đầy xung quanh? Làm sao hịa bình dựa trên giết chóc và ngón bịp của thầy phù thủy có thể trường tồn cho thấu? Tơi thấy ơng nhiệt tình mong mỏi sao cho những nỗi kinh hoàng ngày trước tan thành cát bụi. Nhưng chúng vẫn đang nằm trong đất dưới hình thù những phiến xương trắng bệch, chờ tới ngày được khám phá”, thì ơng Axl lại là đại sứ hịa bình ln đi qua các ngơi làng Saxons để tuyên truyền hiệp ước bảo vệ những người vô tội khỏi gươm đao chiến tranh “Tin về đám phụ nữ, trẻ em và người già, bị bỏ rơi không ai che chở sau khi chúng ta long trọng tuyên bố sẽ không làm hại họ, nhưng tất cả giờ đã bị chính bàn tay chúng ta giết hại, khơng trừ cả những đứa trẻ nhỏ bé nhất. Nếu chuyện ấy cũng xảy ra với chính chúng ta, liệu chúng ta có dốc cạn lịng căm hờn ra như thế không? Chẳng lẽ chúng ta sẽ không chiến đấu tới cùng như họ, và coi mỗi vết thương mới là một niềm an ủi hay sao?”. Các nhân vật, họ đại diện cho một niềm tin riêng, một lý tưởng riêng, một triết lý riêng mà đối thoại với nhau, các mâu thuẫn đối chọi và từ đó làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm. Chiến tranh giữa các vị vua luôn mang lại những đau thương cho những người dân vơ tội, và hịa bình được xây dựng trên sự tàn nhẫn giết chóc chỉ sự thù hận ghê gớm in sâu qua nhiều thế hệ mà khó có thể gạt bỏ bằng những lời nói mị hoặc “dù quá muộn để giải cứu thì vẫn đủ sớm để trả thù”. Ngọn lửa chạy bỏng của niềm khao khát trả thù sẽ càng tích
- 83 -
tụ qua bao tháng năm sẽ càng lớn dần, cho đến lúc đó chiến tranh sẽ lại bùng nổ, và tiếp tục một vòng lặp đau thương. Như vậy để kết thúc vịng lặp này, để dập tắt đi lửa hận thì chỉ có sự tử tế, niềm u thương đối đãi giữa người với người. Đó chính là ơng Axl, là bà Beatrcie, sự ân cần và tử tế của đôi vợ chồng già đã làm trùng xuống trong tim Wistan phần nào những nung nấu ấy.
Đó cũng là những triết lý về sự cơ đơn trong vịng quay biến chuyển của thời cuộc. Theo suốt tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi, người kể chuyện thường suy tư trước các vấn đề về cuộc sống và thời đại, được đúc kết từ những trải nghiệm của một con người luôn trăn trở về sự thay đổi của cuộc sống. Sau khi trải qua những thăng trầm cuộc đời, Kathy đã rút ra cho mình những chiêm nghiệm về sự cơ đơn “Từ nhỏ đến lớn ta đã quen xung quanh lúc nào cũng đơng người, ta chỉ quen có mỗi thế thơi, thế rồi đột nhiên ta thành người chăm sóc. Suốt giờ này sang giờ khác ta một thân một mình lái xe qua khắp nước, từ trung tâm này đến trung tâm nọ, bệnh viện này đến bệnh viện kia, ngủ trong nhà trọ qua đêm, chẳng có ai để thổ lộ những nỗi niềm lo lắng của ta, chẳng có ai để ta cười đùa với cả. Chỉ đơi khi ta mới tình cờ gặp một học sinh mà ta biết- một người chăm sóc hay một người hiến mà ta nhận ra là người quen từ xưa- nhưng rồi cũng chẳng có nhiều thì giờ. Ta ln ln vội vàng, khơng thì cũng kiệt quệ chẳng còn hơi sức đâu để trò chuyện cho hồn nữa.” [15; tr.312]. Và rồi cô đã dần quen với nó “Ngay cả nỗi cơ đơn, tơi cũng thực sự đâm ra gần như thích nó”. Cái cảm giác cịn lại khi ngắm nhìn cuộc sống ngắn ngủi và tầm gửi của họ khiến người đọc nghiệm ra rằng, cuộc đời và con người đơi khi cũng chỉ như một trị chơi quá phù du, mà chính mỗi con người chúng ta cũng khơng bao giờ có thể tự nắm giữ hay quyết định. Mọi cảm xúc trong sự trống rỗng vô nghĩa đến tuyệt vọng, nhưng rồi càng đi sâu vào những trang văn, theo chân những kí ức, suy nghĩ của Kathy H, cơ gái duy nhất cịn sống sót trong ba người, người đọc mới thực sự hiểu được rằng, trong thân thể mỗi con người họ vẫn cịn tồn tại một trái tim. Đó là một trái tim nóng có sự sống tồn tại, một trái tim vẫn biết yêu, biết thương, biết khát khao. Nhưng chính điều đó lại càng khiến cho ba con người ấy càng rơi sâu vào vực thẳm của bất hạnh, khi mà họ khao khát sống, khao khát u, khao khát giành cuộc đời mình cho chính mình, nhưng tất thảy đều chìm nghỉm và quẩn quanh trong đau đớn, bế tắc, và buồn đến hiu hắt của một số phận người tàn tạ đã được định đoạt sẵn. Và đến cuối thiên truyện, người kể chuyện nhập vai vào cơ Emily để nói lên các câu nói ẩn ý những triết lý sâu xa khiến chúng ta phải suy ngẫm “Các em phải chấp nhận rằng đôi khi mọi sự xảy ra như vậy trên trên thế giới này. Ý kiến của thiên hạ, cảm xúc của họ, nó lúc thế này khi thế khác. Chỉ ngẫu nhiên mà các em lớn lên tại một thời điểm nhất định trong cái quá trình này” [15; tr.401] và “Có thể
- 84 -
đó chỉ là một xu thế xuất hiện rồi qua đi” [15; tr.401] mà thôi; “Và ai biết được những người đến sau các em sẽ phải đối mặt với những gì” [15; tr402]. Khoa học phát triển. Con người ta có thể nghĩ ra trăm phương nghìn kế để lơi kéo sự sống. Nhưng có phải tàn nhẫn q khơng khi họ quyết định nghịch chuyển vịng xốy sinh tử của đời mình bằng cách chà đạp lên sự sống của người khác? Bóp nát giấc mơ của người khác. Và ngoảnh mặt làm ngơ trước sự cầu xin của họ trên đường đi tới vực thẳm số phận? Hailsham khơng cịn. Nơi những đứa trẻ đã bằng cách này hay cách khác có một tuổi thơ đúng nghĩa và trọn vẹn cũng khơng cịn. Sự biến mất của Hailsham chính là sự kết thúc vĩnh viễn của thứ “phép màu” vơ nhân tính đó? Hay sẽ lại có một Hailsham khác mọc lên? Và rồi vịng xốy bất hạnh đó lại được bắt đầu?
Và cuối cùng, đó là triết lý về sự chấp nhận cho những vụn vỡ, đau thương đã qua của một đời người trong tiểu thuyết Tàn ngày để lại. Cuộc đời của quản gia Stevens như một bản đàn ngân nga cho những lý tưởng sống cao đẹp, thế nhưng chỉ vì đàn sai một nốt nhạc mà khiến ông sai cả một đời người. Những giai điệu của sự lý tưởng như huyễn hoặc Stevens suốt 35 năm làm nghề, để rồi đến gần cuối khi bản đàn sắp kết thúc thì ơng mới nhận ra những đau thương mà sai lầm ấy mang lại. Sau khi thực sự nếm trải cái cảm giác thất vọng tràn trề cho những niềm tin của mình, sau khi nhận ra cuộc đời của bản thân chỉ còn là vực thẳm của sự cô đơn và tiếc nuối khôn nguôi, bằng chất giọng trầm tư, triết lý, Stevens đã trải lịng mình mà chiêm nghiệm ra “rằng tơi nên thơi nhìn lại q nhiều, rằng tơi nên chọn lấy một cái nhìn tích cực hơn và cố gắng tận hưởng càng nhiều càng tốt quãng tàn ngày để lại cho tơi. Suy cho cùng, chúng ta có bao giờ được gì khi cứ mãi mãi ngối lại trách móc bản thân nếu đời mình thành ra lại khơng hẳn như mình mong muốn? (...) Có ích gì khi người ta trăn trở q nhiều rằng mình đã có thể hay chẳng thể làm gì để nắm giữ tiến trình của cuộc đời mình? Hẳn nhiên... tơi ít nhất cũng gắng khiến phần cơng sức nhỏ bé của mình góp vào những gì thực sự chân chính và đáng giá, thì cũng đủ rồi. Và nếu có ai trong chúng ta sẵn sàng hi sinh nhiều điều trong đời để theo địi những tâm nguyện ấy, thì hẳn nhiên chính bản thân việc ấy, bất chấp kết quả có ra sao, cũng đáng tự hào mãn nguyện rồi” [14; tr.342]. Thậm chí người kể chuyện cịn trao đi điểm nhìn của mình sang cơ Kenton để nói lên những triết lý của sự chấp nhận này. Kenton sau khi trải qua 20 năm lấy chồng, cứ nghĩ rằng đó là sai phạm lầm lỗi lớn nhất đời mình “Mình đã làm gì với đời mình?” [14; tr.332], thì bản thân cơ cũng đã học được cách sống chung với sai lầm ấy, học cách chấp nhận và biến nó thành hạnh phúc của riêng mình “Khi ở rất lâu với một ai đó rồi, ta sẽ thấy mình quen với người đó... tơi đã học được cách yêu anh ấy (...) Suy cho cùng, đâu có thể quay ngược thời gian được nữa. Người ta không thể ngâm ngợi mãi những gì có thể đã xảy ra. Người ta cần phải nhận ra
- 85 -
mình đang có một thứ cũng tốt gần bằng thế, thậm chí cịn hơn thế, và biết cảm kích vì điều đó” [14; tr.332]. Những giai điệu trầm tư sâu lắng đã đưa nhân vật về với lịng mình, đối diện với thực tế sau các sai lầm to lớn gần như hủy hoại cả cuộc đời, để họ tự rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc về sự chấp nhận, rút ra những triết lý của sự hạnh phúc để có thể sống phần đời đẹp đẽ còn lại.