Xóa bỏ kết thúc

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 47 - 53)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

2.1. Truyện kể và truyện gốc trong tiểu thuyết của KazuoIshiguro

2.1.2.2. Xóa bỏ kết thúc

Nếu như mở đầu của cốt truyện là phần Trình bày thì phần kết thúc chính là Mở nút. Mở nút là phần giải quyết một cách cụ thể tất cả các mâu thuẫn, xung đột mà tác giả đã đưa ra trong tác phẩm của mình. Ở điểm cuối của câu chuyện, tác giả sẽ xây dựng lên một sự kiện bước ngoặt nhằm bắt buộc nhân vật phải đưa ra sự lựa chọn để kết thúc lại câu chuyện, cho dù là kết thúc có hậu hay khơng có hậu. Những phần kết thúc của tác phẩm văn học hết sức đa dạng, nhiều kết thúc tưởng chừng có hậu nhưng ẩn chứa bi kịch và ngược lại. Ví dụ như trong vở kịch Romeo và Juliet của W. Shakespeare có một kết thúc đầy bi kịch của đơi tình nhân nhưng lại mở ra một tương lai tươi sáng cho thế hệ phía sau, cả hai dịng tộc giải quyết hận thù ổn thỏa và nếu như sau này xuất hiện những người yêu nhau như Romeo và Juliet thì cũng sẽ khơng rơi vào thảm kịch cũ. Hay trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng nên một kết thúc có hậu khi chấm dứt cuộc đời 15 năm trầm luân với bể khổ của Thúy Kiều, cho nàng đồn viên với gia đình và Kim Trọng, nhưng thực chất đó là cuộc đồn viên giả tạo, tiếp tục mở ra một bi kịch nhân sinh dài dăng dẳng suốt kiếp người còn lại của Kiều. Qua khảo sát các cuốn tiểu thuyết của Ishiguro, chúng tôi nhận ra tác phẩm của ông không thuộc hai kết thúc thông thường này, mà ơng đã hồn tồn xóa bỏ phần kết thúc truyện. Hay nói cách khác, trong các tiểu thuyết của mình, Kazuo Ishiguro đã đóng lại câu chuyện bằng những kết thúc mở. Kết thúc mở là một thủ pháp dùng để kết thúc văn bản khi xung đột trong câu chuyện chưa được giải quyết triệt để, làm cho tác phẩm khơng có một kết cục rõ ràng, số phận của nhân vật còn bị bỏ ngỏ ở cuối. Đây là một tình huống phản lại truyền

- 47 -

thống, và văn học hiện đại tràn đầy tinh thần phản truyền thống, vì họ cho rằng kết thúc là áp đặt, cuộc sống hiện thực thường không kết thúc. Cho nên thủ pháp này được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm tự sự hiện đại – hậu hiện đại. Muốn phá vỡ kết cấu truyền thống thì tốt nhất là phá vỡ cái kết, khiến tiểu thuyết khơng có kết cục. Hiện nay, có nhiều cách được nhà văn sử dụng để tạo nên kết thúc mở, như bỏ lửng câu chuyện, hoặc mở ra nhiều khả năng mới, hay hứa sẽ viết tiếp câu chuyện. Kết thúc mở làm cho nhiều độc giả có cảm giác hụt hẫng, tị mị về các vấn đề chưa được tác giả giải quyết thấu đáo, từ đó mỗi người đọc sẽ tự suy diễn ra tương lai mới cho câu chuyện theo mong muốn của mình. Điều này đã nâng cao vai trị của người đọc “đồng sáng tạo” trong các tiểu thuyết hiện đại. Ngoài ra, kết thúc mở giúp nhà văn gửi gắm những ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật lớn lao, có thể các sự kiện miêu tả trong tác phẩm khơng thể bao qt, nói hết được vấn đề đặt ra trong cuộc sống hiện thực và dòng đời cứ tiếp tục trơi chảy, hay có nhiều dụng ý cụ thể cho từng tác phẩm.

Tàn ngày để lại dường như có một kết thúc khá hợp lý. Bởi cả tác phẩm là chuyến du hành về miền Cornwall phía Tây nước Anh của người quản gia Stevens, có khởi điểm là dinh thự Darlington ở Oxford và kết thúc câu chuyện ở điểm cuối chuyến hành trình tại thị trấn Weymouth. Cũng tại điểm kết đó, Ishiguro đã gửi gắm hầu hết những thông điệp của tác phẩm. Cả một đời Stevens là sự nỗ lực để đạt được cái gọi là “phẩm cách xứng hợp với chức vị” của một người quản gia vĩ đại, ông luôn tiết chế cảm xúc đến mức cực hạn mà tận tâm phục vụ chủ nhân mặc trong những trường hợp đặc biệt, như bỏ qua cả giây phút lâm chung của cha mình hay bỏ lỡ cả người con gái ơng đem lịng yêu. Bởi lẽ Stevens tin rằng đó là lý tưởng của cuộc đời, tin rằng những việc nhỏ nhỏi mà mình cống hiến cho Huân tước Darlington có thể sẽ góp phần giúp châu Âu, hay thế giới trể nên tốt đẹp hơn “chúng tôi là một thế hệ chuộng lý tưởng, (...) mỗi người chúng tơi đều ni mong ước được góp phần bé nhỏ của mình ngõ hầu kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, và nhận thấy đứng từ vị thế nghề nghiệp mình, phương cách chắc chắn nhất sẽ là phục vụ cho những nhân vật vĩ đại của thời đại, những người đã được gửi gắm vào tay số phận của cả nền văn minh” [14; tr.167]. Để rồi đến điểm cuối của chuyến hành trình, ngồi tại bến tàu ven thị trấn Weymouth nhớ lại cuộc hội ngộ với cô Kenton sau 20 năm xa cách, Stevens đau đớn nhận ra những cái cho rằng là lý tưởng sống đó chẳng qua chỉ là sự ảo tưởng tót vời mà bản thân tự huyễn hoặc chính mình. Để rồi khi ngày tàn đi, Stevens chỉ cịn lại trong mình là một sự cơ đơn vơ hạn và nỗi tiếc nuối khôn nguôi cho một quá khứ vĩnh viễn không thể trở lại được nữa. Nhờ kết thúc truyện này đã khắc họa rõ nét tự tàn phá đời người một cách kinh khủng của những ảo tưởng và thơ ngây khi chúng ta lầm tưởng với những lý tưởng cao cả.

- 48 -

Tuy nhiên, câu chuyện khơng kết thúc ở đó, sau khi nhận ra cuộc đời mình là vực thẳm đằng sau cái ảo tưởng đeo bám suốt một đời ấy, ông quản gia lại tiếp tục suy nghĩ về việc trau rèn kỹ năng nói chuyện bơng lơn nhằm phục vụ cho ông chủ mới người Mỹ, Farraday “Như vậy, có lẽ khi trở về dinh Darlington ngày mai – bản thân ơng Farraday sẽ cịn vắng nhà thêm một tuần nữa – tôi sẽ bắt đầu luyện tập với một nỗ lực mới. Như thế, tơi có thể hy vọng tới thời điểm ông chủ trở về, tôi đã ở vào vị thế có thể khiến ơng bất ngờ một cách vui lịng” [14; tr.342]. Ishiguro đã đóng lại cuốn tiểu thuyết bằng một suy nghĩ của nhân vật chính về một sự việc trong tương lai, chứ khơng phải bằng một sự kiện mang tính chất hành động hay cao trào để khép màn câu chuyện. Nhưng chính kết thúc mở này lại mang trong nó một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Nhiều độc giả sẽ cho rằng Stevens mù quáng, dù nhận ra sự cống hiến vơ nghĩa của cả đời mình rồi, thì ơng vẫn tiếp tục những suy nghĩ nhằm làm hài lòng chủ nhân, tiếp tục một vòng lặp quanh quẩn. Tuy nhiên, sau tất cả thì “buổi tối là phần đẹp nhất của ngày”, sau mọi tiếc nuối và cơ đơn thì Stevens cịn lại “chỉ có cơng việc, cơng việc và rồi vẫn là công việc” [14; tr.329]. Cả đời ông bị hủy hoại bởi công việc này, nhưng sau tất cả cịn lại với ơng cũng là nó. Việc chấp nhận công việc tiếp tục và cống hiến cho công việc giúp Stevens trở thành con người hiện sinh, bởi ơng đã nhìn ra những điều vơ nghĩa ẩn dưới nó và chấp nhận nó rồi bước tiếp tục mà cố gắng tìm lấy những giây phút ý nghĩa cuối đời. Việc nói chuyện bơng lơn là điều mà Huân tước Darlington sẽ không bao giờ làm đối với người hầu của mình, bởi ơng mang trong mình phẩm cách của một quý tộc Anh cổ điển – trang nhã, lịch thiệp và từ tâm, nhưng điều này lại được ơng Farraday khá ưa thích khi trị chuyện cùng Stevens. Như vậy, Stevens luyện tập để có khả năng bơng lơn phù hợp với người chủ hiện tại, như minh chứng cho sự chuyển mình từ thời đại cũ sang thời đại mới. Cái thế giới mà ông đã hiến dâng tất cả những gì tốt đẹp nhất của tuổi trẻ, đã hy sinh cả mối quan hệ gia đình, đã giấu đi một tình yêu thầm lặng, thế giới ấy đã kết thúc. Tất cả những gì mà nó để lại chỉ là ánh sáng rực rỡ lần chót trong buổi tàn ngày, trước khi bóng đêm ập đến. Quản gia Stevens lúc này đây đã nhận ra, “người ta cũng đâu có gì là xuẩn ngốc nếu bng mình vào việc đó – đặc biệt nếu như bơng lơn đúng là chìa khóa mở ra tình nồng ấm giữa người với người” [14; tr.341], cho thấy ông đã chấp nhận gạt bỏ đi quá khứ, bỏ đi những lý tưởng cổ hủ của cái thời đại cũ, chấp nhận những thứ mới mẻ của cuộc sống hiện đại đang đến dần, và ông tin chắc điều này sẽ khiến cho phần đời cịn lại của mình tươi đẹp hay ý nghĩa hơn.

Cả cuốn sách Mãi đừng xa tơi là cuộc hành trình dài đằng đẳng đi tìm bản ngã và đấu tranh để giành lại hạnh phúc, ước mơ trong một thế giới tàn nhẫn mất đi nhân tính, tất cả những đứa trẻ nhân bản vơ tính, cho dù xuất thân ở Hailsham hay bất cứ nơi đâu trên thế giới,

- 49 -

cho dù tâm hồn chúng đẹp đẽ hay xấu xa, cho dù có tài năng thay thiên tính ra sao, thì đều có chung một kết cục – cái chết được định đoạt sẵn ở tuổi rất trẻ, chết trong đau đớn và chết nhiều lần. Tommy cũng thế, Ruth cũng thế, thế nhưng Ishiguro lại cho dừng tác phẩm ngay lúc Kathy biết tin Tommy đã ra đi ở lần hiến thứ tư “khoảng hai tuần sau khi nghe tin Tommy đã xong hẳn, tôi đã lái xe tới Norfolk mặc dù thật ra khơng có việc gì cần cả” [15; tr.425]. Cơ chỉ đến đó, ngắm những cánh đồng, quan sát những mảnh rác, ni lông bay phần phật giữa không trung và tưởng tượng Tommy đang vẫy tay gọi mình ở phía chân trời. Sau đó Kathy “quay trở lại xe, lái đến nơi tơi phải đến, dù đó là nơi nào đi nữa” [15; tr.426]. Câu chuyện đã kết thúc giữa chừng như vậy, tác giả đã bỏ ngỏ số phận cịn lại của Kathy H, khơng cho cô một hướng đi cụ thể và cũng không có một sự kiện khép màn. Mặc dù Ishiguro kết thúc ngang chừng, nhưng chúng ta vẫn có thể đốn được chắc chắn rằng Kathy sẽ trở thành người hiến và chết đi như bao đứa trẻ nhân bản vô tính khác. Bởi theo giả thuyết ở đầu câu chuyện, khi Kathy cịn là người chăm sóc thì cơ đã có suy nghĩ “mặc dù quyến luyến nghề này, song đến cuối năm nay ngưng hẳn thì có lẽ cũng đúng thơi” [15; tr.13], mà sau giai đoạn người chăm sóc lại là giai đoạn hiến tạng. Và trước nay chưa từng có tiền lệ một người nhân bản nào được hỗn hiến cả, mặc dù trong tác phẩm có những tia hi vọng thắp lên nhưng tất cả chỉ là tin đồn hão huyền “Khơng có chuyện hỗn, khơng có chuyện gì như vậy hết” [15; tr.394].

Có một câu hỏi được đặt ra, chúng ta ai ai cũng biết chắc nịch một điều rằng Kathy sẽ chết giống như mọi đứa trẻ vơ tính trên khắp thế giới, thế thì tại sao Ishiguro lại khơng kết thúc tác phẩm bằng sự kiện cái chết của Kathy mà lại bỏ ngỏ nó, khơng hề đá động đến phần đời tiếp theo của cơ? Như đã nói ở trên, tác phẩm phản ánh một hiện thực ghê gớm trong một thế giới “giả tưởng” nhưng cũng là tương lai gần của nhân loại, khi vấn đề nhân tính, đạo đức của con người bị lấn át bởi sự mù quáng của kỹ thuật – cơng nghệ. Sống trong thế giới đó, con người đã được định đoạt sẵn cái chết từ khi lọt lịng, nhưng Ishiguro lại khơng nói về cái chết của Kathy để tránh cho tác phẩm rơi vào bi kịch và bế tắc. Chính bằng kết thúc mở này đã giúp cho Mãi đừng xa tôi mang một tư tưởng hiện sinh vô cùng sâu sắc. Kathy như đại diện cho con người của thời hiện đại, sống trong nỗi lo âu của cái chết định sẵn, thế nhưng cuối tác phẩm, bằng việc không đề cập tới cái chết của nhân vật chính, Ishiguro giúp cho Kathy chấp nhận sự vơ lý ở đời mà đón nhận cái chết một cách tự tại – như một biện pháp để chống lại sự vô lý ác nghiệt này. Giống như trong Thần thoại Sisyphus của Camus, Sisyphus hằng ngày phải làm một công việc đầy vô nghĩa, nhưng khi nhận ra sự vơ lý ở đời thì ơng đã chống lại nó bằng cách chấp nhận và tự tìm ra ý nghĩa tồn tại của cuộc sống mà trở thành con người hiện sinh. Với kết thúc mở của tác phẩm, Ishiguro cũng muốn cho thấy ông xây dựng

- 50 -

lên những con người nhân bản vơ tính chính là hình ảnh phóng dụ của con người trong một xã hội đầy áp lực, sinh ra đã được định đoạt cái chết từ trước. Thế nhưng với cái chết được định đoạt sẵn ấy thì con người hằng ngày phải sống trong lo âu, trăn trở hay sao? Nhà văn đã muốn khẳng định sống không chỉ là tồn tại, mà sống là để yêu thương, để ước mơ hạnh phúc, để được khát vọng những điều lớn lao.

Cuốn tiểu thuyết Người khổng lồ ngủ quên kể về một cuộc hành trình đầy kì lạ nhuốm màu sắc huyền thoại của những người anh hùng thực hiện lý tưởng của mình và của những người già đi tìm hạnh phúc mỏng manh trong quá khứ. Ở tuyến truyện của người anh hùng đã khép lại với sự kiện 15 khi Wistan giết chết con rồng Querig và trả lại ký ức cho mọi người. Tưởng chừng đây là một kết thúc đóng, giải quyết được mọi mâu thuẫn xảy ra trong câu chuyện, bởi con rồng cái chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lãng quên ký ức của tất cả, làm cho vợ chồng Axl – Beatrice lẫn Wistan có những chuyến hành trình truy lùng nó. Tuy nhiên, khi con rồng chết đi, đó chưa hẳn là một kết cục tốt đẹp, Ishiguro đã mở ra một quang cảnh mới trong tương lai đầy đen tối. Làn sương tan biến, những nỗi đau dân tộc trong quá khứ của người Saxon sẽ quay trở lại, hình thành nên lịng hận thù sâu sắc, từ đó chiến tranh lại sẽ nổ ra và mối thâm thù giữa hai tộc người không thể chấm dứt “Khi tiếp tục tiến bước, người Saxon chúng cháu sẽ ngày càng đông hơn, bị nuốt chửng bởi những cơn giận dữ và khao khát được trả thù. Với người Briton các bác, họ sẽ chẳng khác gì một quả cầu lửa đang lăn tới. Bác sẽ phải bỏ chạy, bằng không sẽ chết” [16]. Không chỉ thế, nỗi đau phản bội và mất mát trong lịng đơi vợ chồng già cũng thức tỉnh “Cịn vì một thứ qi gì đó ẩn nấp sâu thẳm trong trái tim một thằng đàn ơng nữa. Có lẽ đó là mong muốn muốn được trả thù cậu ạ. Tơi nói năng và hành động như thể đã tha thứ cho bà ấy, nhưng suốt bao năm tháng qua, trái tim tơi vẫn dành riêng một góc nhỏ cho khao khát được trả thù. Một điều nhỏ nhặt và đen tối tôi dành cho bà ấy, và cho cả con trai mình nữa” [16]. Qua đây, Ishiguro gieo vào lịng người những câu hỏi trăn trở, suy tư về bản chất của ký ức. Nó là niềm an ủi, sự cứu rỗi hay là nhát dao cứa vào tâm can? Ký ức là nguồn gốc của tình yêu hay sự căm hận? Ký ức nuôi dưỡng liên kết cuộc sống hay dẫn đến cái chết? Và nên để cho nó bị ngủ quên, chôn vùi hay đánh thức dậy? Trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển, Murakami cũng từng trải lòng về sự phức tạp của ký ức: “Ký ức làm ta ấm lịng từ bên trong, đồng thời nó cũng xé nát tim ta”.

Nếu ở tuyến truyện giết rồng, người ta có thể dễ dàng suy đốn tương lai tiếp theo của tác phẩm, thì ở câu chuyện của ơng Axl và bà Beatrice lại có một kết thúc mở đầy nghi hoặc và mơ hồ ở sự kiện 18. Khi gặp người lái đò và được hứa sẽ dẫn cả hai người qua đảo cùng lúc, ông Axl và bà Beatrice đều chấp nhận thủ tục trả lời câu hỏi của anh ta “Liệu có kỷ

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)