Giọng bình thản, nhẹ nhàng

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

3.1. Nhân vật là chủ thể tự sự

3.1.2.1. Giọng bình thản, nhẹ nhàng

Bản thân Ishiguro có xuất phát điểm với niềm đam mê nhạc rock khá là mãnh liệt. Cả quãng thời gian niên thiếu ông đã theo đuổi con đường mơ ước để trở thành một ca – nhạc

- 75 -

sĩ chuyên nghiệp. Những giai điệu dồn dập, mạnh mẽ và đầy dứt khoát ấy của rock tưởng chừng sẽ ảnh hưởng sang cả giọng kể của một tiểu thuyết gia khi ông tạm dừng ước mơ âm nhạc. Nhưng không, bao trùm hầu hết tất cả tác phẩm văn học của Ishiguro là một giọng điệu vô cùng nhẹ nhàng, bình thản, tất cả tình tiết được người kể chuyện triển khai hết sức chậm chạp, thậm chí là lê thê dài dịng. Đây là âm hưởng chủ đạo, xuyên suốt cả sự nghiệp tiểu thuyết của Ishiguro, tạo nên một giai điệu đặc sắc cho bản hợp xướng giọng điệu của nhà văn. Qua những mảng hồi ức của người kể chuyện trong Tàn ngày để lại, dinh thự Darlington hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp mang phong cách cổ điển Anh quốc – nơi có tấp nập những chính khách, q tộc ra vào để họp bàn những sự kiện trọng đại mang tính quốc tế. Trên cái nền chính trị đầy căng thẳng ấy, khơng khí ngộp ngạt như bóp nghẹt con người bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ trong chính sách ngoại giao cũng đủ để chiến tranh bùng nổ, thì người kể chuyện Stevens lại triển khai những mẩu chuyện vô cùng vặt vãnh, đời thường xoay quanh các mối quan hệ với những người hầu tớ. Công việc của người quản gia nhịp nhàng trôi qua ngày ngày cùng khung cảnh dinh thự êm đềm, đầy trong trẻo hịa vào nắng hạ“Tơi khơng nhớ nỗi mục đích gì đã đưa tơi lên tầng cao nhất trong nhà, nơi có các buồng ngủ dành cho khách sắp hàng bên hành lang. Nhưng có lẽ tơi đã nói, hãy cịn sống động trong trí tơi luồng nắng cuối ngày đổ vào qua từng khung cửa mở, vắt ngang hành lang thành những cột sáng màu cam” [14; tr.98]. Suốt q trình đó, Stevens trở đi trở lại những suy nghĩ vô cùng ngây thơ đến mức khờ dại trước những sự kiện quan trọng, ông chỉ đơn giản cho rằng bản thân làm tốt cơng việc của mình mà khơng cần thắc mắc đến năng lực của chủ nhân là phục vụ lý tưởng sống cao đẹp. Ơng ln đáp lại mọi người bằng những câu nói xúc tích, ngắn gọn nhưng lịch thiệp và nhẹ nhàng mặc cho đó có là hồn cảnh có vấn đề “Vâng, thưa ngài”, “Thật đúng vậy, thưa ngài”. Thậm chí ở hồn cảnh chứng kiến cha mình lên cơn đột quỵ, âm sắc của Stevens cũng không hề biến động hay một chút gợn sóng “Ở đầu kia hành lang, gần như ngay trước cửa sổ lớn lúc này đương ngập tràn mưa và ánh sáng xám, là cha tôi, trong một tư thế cứng đờ như thể vừa thực hiện một nghi lễ long trọng nào đấy. Ông quỳ sụp trên một đầu gối, đầu cúi xuống (...) Tôi đến bên cha, gỡ hai bàn tay đương bám chắc vào mép xe đẩy, từ từ dìu ơng nằm xuống thảm. Mắt ông nhắm lại, khuôn mặt xám đi, trán lấm tấm mồ hơi” [14; tr.136]. Ngay cả lúc Kenton nói ra quyết định lấy chồng, đứng trên ngưỡng cửa sắp mất người con gái mình yêu, giọng điệu bình thản vẫn được Stevens duy trì khi nói chuyện với cơ ấy “Tơi đốn là cơ đã có một buổi tối dễ chịu, cô Kenton ạ”, “À, vậy sao, cô Kenton? Vậy cho phép tơi nói lời chúc mừng”, “Tơi sẽ làm hết sức để tìm được người thay thế ngay khi có dịp, cơ Kenton ạ. Giờ thì xin bỏ lỗi cho tôi, tôi phải trở lại trên kia” [14; tr.305]. Và trên

- 76 -

chuyến hành trình về miền Tây nước Anh, Stevens lại càng thênh thang hơn nữa trên các cung đường yên ả và bình dị của vẻ đẹp vùng quê trầm lặng “Điều đáng nói ở đây là chất điềm tĩnh nơi vẻ đẹp ấy, là cảm giác tiết chế nơi nó. Vẻ đẹp mảnh đất này biết rõ cái đẹp của bản thân, sự vĩ đại của bản thân, nên chẳng cần khua chiêng gióng trống làm gì” [14; tr.45]. Giống như những gì nhà văn Julian Barnes nhận xét, “Nền tảng vững chãi của tiểu thuyết này là một lối kể chuyện tài tình và một khả năng kiểm sốt giọng điệu hồn mỹ”, cả tác phẩm không một sự kiện cao trào hay bùng nổ, tất cả cứ trơi qua nhẹ nhàng dưới giọng kể đầy bình thản của người kể chuyện già.

Thế giới giả tưởng trong Mãi đừng xa tôi là một xã hội đầy tàn nhẫn, một hiện thực khốc liệt, tất cả những người nhân bản trong câu chuyện đều phải vật vã trên con đường truy tìm hạnh phúc và ý nghĩa sống ở đời, để rồi đến cuối cùng họ nhận đến một kết quả đau đớn. Thế nhưng, trên cái nền của hiện thực đáng sợ ấy lại là một giọng kể hết sức bình thản, nhẹ nhàng đến mức tựa như một cuốn phim hồi ức đẹp đẽ và đầy thơ mộng của người kể chuyện. Đó là thước phim tua chậm về những tháng ngày ấu thơ đầy hồn nhiên ở trường nội trú Haisham – nơi Kathy và các đứa trẻ nhân bản được học tập, sinh hoạt và hoạt động nghệ thuật. Cũng tại nơi đây, bằng nhiều cách giới thuyết đầy tinh tế qua các bài học của các cô giám thị, bọn trẻ đã lờ mờ đốn được thân phận đặc biệt của mình và cái sứ mạng mà chúng phải dâng hiến cho thế giới loài người “các em sẽ bắt đầu hiến những cơ quan nội tạng trọng yếu của các em”. Vậy mà, thật đau đớn thay, với sự ngây thơ trẻ con, chúng vẫn lấy những chuyện hiến tạng ra làm chủ đề để giỡn cợt với nhau “Khi thời điểm đến, mình chỉ việc “kéo khóa” phần nào đó trên cơ thể mình, một cái thận hay gì đó sẽ “bung ra”, mình chỉ việc đưa nó cho người ta thơi. Bản thân việc đó chúng tơi cũng chẳng thấy buồn cười cho lắm; đúng hơn là chúng tơi dùng trị ấy để khiến ai đó ăn mất ngon” [15; tr.138]. Và mặc dù chúng biết “chúng tôi khác với các giám thị của chúng tôi, và cũng khác những người thường ở bên ngồi nữa; có lẽ chúng tơi đã biết rằng về lâu dài chúng tôi sẽ đi đến chỗ hiến tạng mà thôi. Nhưng chúng tơi vẫn khơng thực sự biết điều đó có nghĩa là gì” [15; tr.111]. Cho đến khi Kathy lớn lên và làm người chăm sóc, tận mắt chứng kiến nỗi đau khôn cùng của những người hiến, sự thơ ngây của trẻ con đã mất, nhưng giọng kể của cô vẫn cứ âm thầm trôi chảy qua các con đường rong đuổi khắp mọi miền quê “Ngay cả bây giờ, mỗi khi dong xe trên một con đường dài xám xịt và ý nghĩ tôi không hướng vào một cái gì đặc biệt, tơi vẫn thường trở đi trở lại với những ký ức đó” [15; tr.87]. Sau khi mất Ruth, Tommy và Hailsham chỉ còn là những mảng ký ức tươi đẹp sau lưng, mặc cho tâm trạng rối bời và đầy vụn vỡ đớn đau, Kathy cũng không hề biến đổi âm sắc mà kết lại câu chuyện với khung cảnh êm đềm của Norfolk

- 77 -

“Tôi nghĩ đến thứ rác kia, đến những mảnh ni lông bay phần phật trên mấy cành cây, cái dải bờ những thứ ba vạ vướng vào dọc hàng rào, và tơi khép hờ mắt lại tưởng tượng đây chính là nơi mọi thứ tơi đã mất từ thời thơ ấu đến nay đã tấp lên, và giờ đây tơi đang đứng trước nó, nếu tơi đợi đủ lâu thì một hình bóng nhỏ xíu sẽ hiện ra trên đường chân trời phía đầu kia cánh đồng... là Tommy” [15; tr.426].

Câu chuyện huyền ảo Người khổng lồ ngủ quên đã vẽ ra một thế giới đầy phép màu của các thầy phù thủy, các chiến binh, dũng sĩ đối đầu với những con quỷ ăn thịt người. Một câu chuyện phiêu lưu qua các vùng đất hoang sơ phủ đầy thạch nam, vượt bao ngọn núi và con sơng để truy tìm và tiêu diệt con rồng cái Querig có hơi thở bị nguyền rủa. Thế nhưng tác phẩm lại được kể theo chân của hai vợ chồng già, từ đó khiến cho giọng điệu của người kể chuyện trùng xuống không mang sắc thái gây cấn, hấp dẫn nữa. Thay vào đó là lối kể chuyện rù rì, chậm chạp và trải dài trên khắp cung đường mà họ đi qua. Từng bước chân chậm chạp của đôi vợ chồng già cẩn thận đi theo giọng kể dàng trải của người kể chuyện “Mặc dù đi với tốc độ chậm rãi - một lần nữa ông lại nhận thấy dáng đi của vợ như lệch về một phía, như thể bà đang cố làm giảm nhẹ một cơn đau - Beatrice vẫn tiếp tục đều đặn tiến bước, cúi đầu trước gió khi đi qua những vùng đất trống và dũng cảm đương đầu khi gặp những đám cúc gai cùng những bụi cây mọc thấp. Trên những đoạn đường dốc, hay nơi mặt đất quá lầy lội khiến việc nhấc chân này theo chân kia là cả một nỗ lực to lớn, Beatrice có giảm tốc độ, nhưng vẫn không bao giờ dừng bước” [16]. Các tình tiết trong câu chuyện được kể một cách lê thê và kéo dài, khiến cho người đọc đôi khi cảm thấy rất dễ chản nản. Ngay cả những màn đấu kiếm của các hiệp sĩ với nhau cũng được người kể chuyện tái hiện bằng một giọng điệu bình tĩnh “Rồi hai lưỡi kiếm như cũng chùn lại và tách nhau ra. Trong khi ấy, có một đốm gì đó thẫm màu - có thể chính là thứ chất ngay từ đầu đã khiến hai thanh kiếm dính chặt vào nhau - bắn tung lên trong khoảng không giữa hai người. Với nét mặt nhẹ nhõm sửng sốt, Gawain lảo đảo xoay nửa vòng rồi khuỵu một bên gối xuống đất. Về phần Wistan, đà lao khiến người chiến binh xoay gần hết một vòng tròn mới dừng lại, thanh kiếm sau khi được giải phóng giờ đang chĩa thẳng ra chỗ những đám mây lơ lửng trơi phía trên mỏm đá, trong khi lưng anh thì xoay về phía vị hiệp sĩ già” [16]. Thậm chí, phần kịch tính nhất cả câu chuyện chắc hẳn là màn đối đầu giữa người chiến binh Wistan với con rồng cái Querig, bởi nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc hành trình này, và cũng là một con quái thú đáng gờm. Nhưng thật tiếc thay, không một màn diễn kịch tính nào xảy ra cả, cả q trình giết rồng lại được người kể chuyện tái hiện lại một cách chóng vánh bằng giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản “Querig vẫn hồn tồn khơng có phản ứng gì... Khơng chạy nhưng anh đi thật nhanh, bước

- 78 -

qua con rồng mà không hề gián đoạn sải chân rồi đi tiếp như đang nóng lịng muốn tới phía bên kia của hang. Nhưng thanh kiếm đã vẽ một vòng cung thấp và Axl thấy đầu con rồng xoay trịn trong khơng khí rồi lăn thêm một đoạn trước khi dừng lại trên nền hang đầy đá” [16].

Có thể thấy, giọng điệu bình thản, nhẹ nhàng dường như là phong cách tự sự nổi bật trong tiểu thuyết của Kazuo Ishiguro. Các tác phẩm của nhà văn đều được xây dựng trên một cốt truyện khá kịch tính về mặt sự kiện, thế nhưng lại được kể bằng một giọng điệu “bình thản như mặt biển sóng ngầm” như để che đậy đi những bão tố gợn trào ở tận đáy lòng. Những vụn vỡ đau thương và mất mát của nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết chịu đựng dường như quá lớn, như muốn chốn ngợp cả tâm can và dằng xé nỗi lịng họ qua bao tháng năm. Như để che đậy nó, hoặc đã quá chán trường với hiện thực, họ tự kể về cuộc đời mình bằng cái giọng nhẹ nhàng, bình thản ấy, như là một sự bng xi? hay chấp nhận nó? Qua đây nhà văn đã khắc họa hình ảnh của những con người hiện đại, con người hiện đại sống trong một thế giới quá nhiều vụn vỡ về mặt lý tưởng và nỗi đâu tâm lý, và họ càng lúc càng có xu hướng giấu mình, giấu đi cảm xúc của bản thân. Dường như chúng ta đã diện ra quá nhiều thứ mặt nạ, ln bộc lộ bên ngồi bằng cái giọng điệu bình thản, nhẹ nhàng ấy trước tất cả người khác, nhưng thật chất bên trong tâm thức lại là mạch sóng ngầm cuộn trào. Điều này càng cho thấy sự cô đơn tột cùng của những con người hiện đại, không ai thấu hiểu, chia sẻ và ln phải sống giấu mình.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)