Kiểu nhân vật kiếm tìm

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 94 - 95)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

3.2. Nhân vật là đối tượng tự sự

3.2.2. Kiểu nhân vật kiếm tìm

Con người sống trong thời đại nào cũng sẽ đứng trước những câu hỏi mang tính chất tồn vong “con người sinh ra từ đầu?” và “con người người sẽ đi về đâu?”. Đó là những vấn đề khiến bao học thuyết triết học, trường phái văn học của nhân loại hướng đến giải mã. Chính vì thế, các nhà văn đã cho nhân vật của mình thực hiện một cuộc hành trình tìm kiếm, qua đó phản ánh những vấn đề cốt tử xoay quanh số phận cá nhân và vận mệnh của con người. Ở các thời kì lịch sử khác nhau sẽ có những kiểu “người kiếm tìm” mang đặc trưng riêng biệt, nhưng chung quy đều hướng đến để trả lời cho một mục đích, đó là làm thế nào để con người có thể tồn tại đúng nghĩa là con người trong cõi phù sinh ngắn ngủi này? Nếu thời cổ đại, văn học vẽ lên hình tượng những người anh hùng tìm kiếm vận mệnh cho cả cộng động qua các áng sử thi; Hay hình ảnh những con người tìm cách thốt khỏi bi kịch bị giam hãm thể xác lẫn tinh thần bởi những giáo điều, định kiến khắt khe ở thời trung đại; Thì cho đến thời hiện

- 94 -

đại, trước sự phát triển vũ bảo của xã hội kỹ trị, cùng những chấn động do các cuộc chiến lớn mang lại, đã làm xuất hiện trên văn đàn hình ảnh của những con người tìm cách chống lại cái phi lý để tìm lấy ý nghĩa đích thực của sự tồn tại.

Những nhân vật trong tiểu thuyết của Kazuo Ishiguro mang trong mình những chấn thương tâm lý nặng nề, những vụn vỡ về mọi niềm tin và lý tưởng sống ở đời, khiến cho họ giống như cánh diều đứt dây chao đảo mất phương hướng và không thể kết nối được với xã hội loài người. Khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt đã tiếp thêm động lực cho những nhân vật thực hiện các cuộc hành trình kiếm tìm sự thật, tìm chân lý, tìm lại niềm tin và sức mạnh bản ngã để tự hàn gắn những chấn thương vụn vỡ. Đó là các cuộc hành trình tìm về quá khứ, tìm về bản ngã và đi tìm kiếm những ước mơ dung dị, đời thường.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)