CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
3.1. Nhân vật là chủ thể tự sự
3.1.1.2. Ngôi thứ ba với điểm nhìn hạn tri
Nếu như người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhân vật trong truyện, trực tiếp xưng “tơi” để kể lại tác phẩm; Thì người kể chuyện ngơi thứ ba như một tác giả hàm ẩn, là người kể chuyện giấu mình mà khơng lộ diện ra cho người đọc thấy, cũng như khơng biểu thị bất kì một đại từ xưng hơ nào. Với ngôi kể thứ ba, người kể chuyện không bị phụ thuộc vào thế giới của các nhân vật trong truyện, chỉ đóng vai trị dẫn dắt câu chuyện, đứng sau hành động để quan sát và kể lại, không trực tiếp tham gia vào biến cố, sự kiện, tình tiết truyện. Người kể chuyện ở ngơi thứ ba thường mang điểm nhìn tồn tri, giống như một thượng đế trên cao biết tuốt, quan sát được tất cả các sự việc trong nhiều trường không gian và thời gian khác nhau. Họ có thể kể về nhiều chuyện, về nhiều người một cách khách quan và tự do nhất. Qua đó có thể phản ánh các vấn đề của cuộc sống một cách đa diện, nhiều chiều.
Tiểu thuyết Người khổng lồ ngủ quên là tác phẩm được Kazuo Ishiguro kể lại ở hình thức tự sự ngơi thứ ba, giúp cho cốt truyện đa tuyến được triển khai một cách dễ dàng. Người kể chuyện ngơi thứ ba trong tác phẩm có thể kể về nhiều nhân vật trên nhiều tuyến truyện trong cùng một lúc, kể cả họ đang ở các chiều không gian khác nhau. Như ở sự kiện 12, khi lãnh chúa Brennus cho quân đội lên tu viện nhằm vây giết Wistan, bằng tiêu điểm bên ngồi, người kể chuyện ngơi thứ ba vừa có thể tái hiện lại màn chạy trốn của ơng bà Axl – Beatrice, cậu bé Edwin cùng hiệp sĩ Gawain dưới tầng hầm tu viện khỏi con thú ăn thịt người “Họ tiếp tục đi sâu vào đường hầm, ngài Gawain dẫn đường, Axl theo sau với ngọn nến trong tay, Beatrice nắm lấy cánh tay Axl từ phía sau, cịn Edwin đi sau rốt. Khơng có cách nào khác ngồi đi theo hàng một, vì lối đi vẫn rất hẹp, trong khi đó trần tồn rêu phủ lịa xòa và đám rễ cây dai nhanh nhách mọc ngày càng dài hơn đến độ Beatrice cũng phải cúi lom khom” [16], vừa có thể thuật lại trận chiến gay go giữa người anh hùng Wistan với đám tay sai của Brennus “Anh ấy bắt đầu dùng hết sức mình chiến đấu chống lại họ. Anh ấy quả là một đối thủ đáng kinh ngạc, ngay cả khi bọn họ có tới ba mươi hoặc cịn hơn thế nữa, trong khi anh ấy chỉ là một chàng chăn cừu người Saxon (...) hết người lính này tới người lính khác hoặc hoảng hồn chạy ra khỏi ngọn tháp, hoặc loạng choạng khiêng những người bị thương ra ngoài” [16]. Ở sự kiện 13 – 14, đám người bọn họ bắt đầu tách nhau ra sau khi chạy khỏi tu viện, thì người kể chuyện trong cùng khoảng thời gian có thể kể về ba lộ trình khác nhau. Đó là lộ trình của đơi vợ chồng già Axl và Beatrice xi theo dịng sơng trên hai cái thúng để đến được ngôi nhà của ba đứa trẻ có con dê tẩm độc. Đó là lộ trình của hai anh em người Saxons
- 70 -
– chiến binh Wistan và cậu bé Edwin, đi theo tiếng gọi của người mẹ trong tâm thức để đến chổ con rồng Querig. Đó là lộ trình của hiệp sĩ Gawain cũng đang trên đường đến hang ổ của con rồng cái cùng con ngựa của mình, nhưng ở một địa điểm khác. Cả ba lộ trình này đều có chung một điểm đến – hang ổ của Querig, nhưng trong cùng một thời điểm, nó lại ở ba khơng gian khác nhau, và được thuật kể lại bằng góc nhìn của người kể chuyện ngơi thứ ba.
Tuy nhiên, người kể chuyện ngôi thứ ba trong Người khổng lồ ngủ qn khơng hề mang điểm nhìn tồn tri giống như một đấng Thượng Đế biết tuốt, mà bằng sự sáng tạo của mình, Ishiguro đã dựng lên một người kể chuyện ngơi thứ ba theo điểm nhìn hạn tri. Biến thể của hình thức tự sự ngơi thứ ba theo các tiêu điểm khác nhau là một điều phổ biến trong tự sự hiện đại. Như người kể chuyện trong truyện ngắn Rặng đồi tựa đàn voi trắng của E. Hemingway mặc dù ở hình thức ngơi thứ ba, nhưng lại mang điểm nhìn bên ngồi và hạn tri. Nó đối lập với điểm nhìn tồn tri ở chổ chỉ nhìn bề ngồi – chỉ có thể tái hiện lại các cuộc đối thoại của đơi tình nhân, chứ khơng hề can thiệp vào nội tâm nhân vật, khơng bình luận và bị hạn chế rất nhiều chi tiết. Còn trong cuốn tiểu thuyết này của Ishiguro, người kể chuyện ngôi ba lại dựa vào những điểm nhìn của các nhân vật chính, đơi khi giống như là đang trần thuật ở ngôi thứ nhất. Ở các chương 1, 2, 3, 6, 7, 11, 13, 15 được người kể chuyện ngôi thứ ba kể dưới điểm nhìn của ơng Axl “Cuối cùng, khi Axl thận trọng ló đầu ra cửa, ơng thấy các ngọn đuốc chuyển động ở phía xa trên sân; nhưng trước khi ơng đủ thời gian phân định rõ chuyện gì đang xảy ra, sự chú ý của ông dồn cả vào cha Brian đứng ngay dưới chân cầu thang và đang vẫy tay lia lịa” [16], những sự việc ông khơng chứng kiến thì người kể chuyện cũng khơng kể lại. Hay trong các chương 4, 8, 10, 12, 16 lại được người kể chuyện ngôi ba trần thuật dưới điểm nhìn của cậu bé Edwin “Bà già kia, người đã căng thẳng theo dõi cậu trèo lên cây, giờ vẫn đứng dưới gốc, gọi với lên bảo cậu đừng trèo cao thêm nữa. Edwin cứ lờ bà đi, vì cậu hiểu cây cối hơn bất kỳ ai khác. Khi người chiến binh yêu cầu cậu canh gác, cậu đã cẩn thận lựa chọn cây đu này vì biết rằng bất chấp vẻ ngồi cằn cỗi, nó thực sự mang trong mình một sức mạnh khơng dễ nhận thấy và sẽ vui vẻ mà đón nhận cậu” [16]. Thậm chí người kể chuyện ngơi ba này cịn dùng tiêu điểm bên trong để đi bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư của chính nhân vật mà mình đang dùng làm lăng kính phản ánh tác phẩm. Đó là những trăn trở, suy tư thầm kìn của ơng Axl về mối quan hệ vợ chồng, những hoài niệm về người mẹ, sự hối lỗi cũng như ngưỡng mộ người chiến binh của cậu bé Edwin.
Như vậy, bằng việc lựa chọn tự sự ở hình thức ngơi kể thứ ba theo điểm nhìn của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Người khổng lồ ngủ quên vừa giúp Ishiguro phản ánh câu chuyện một cách khách quan, dễ dàng triển khai cốt truyện đa tuyến để truyền tải nhiều chủ
- 71 -
đề, vừa giúp thể hiện nhân vật ở khía cạnh chủ quan, bộc lộ nội tâm cũng như những suy tư, trăn trở của họ.