Sơ lược về truyện gốc

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 35)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

2.1. Truyện kể và truyện gốc trong tiểu thuyết của KazuoIshiguro

2.1.1. Sơ lược về truyện gốc

Truyện gốc trong tiểu thuyết của Kazuo Ishiguro là sự liên tiếp của những sự kiện mắc nối nhau theo trình tự thời gian tuyến tính trước sau, là câu chuyện mà độc giả sau khi đọc xong tác phẩm có thể tóm tắt tuần tự lại. Tất nhiên, tiểu thuyết của Ishiguro mang đậm phong cách của nghệ thuật tự sự hiện đại nên không tổ chức theo kết cấu này. Bởi cốt truyện truyền thống dường như đã quá lỗi thời trong văn chương hiện nay, nó khơng cịn đủ hấp dẫn để lôi cuốn độc giả cũng như không thể truyền tải một lượng thông điệp lớn của tác giả. Tuy nhiên, để dễ dàng phân tích cấu trúc truyện kể trong tiểu thuyết của ơng, thì chúng tơi vẫn sẽ xây dựng nên một cốt truyện sơ lược qua khảo sát ba cuốn tiểu thuyết trọng tâm của đề tài.

Tàn ngày để lại là cuốn tiểu thuyết đánh dấu tiếng nói của Kazuo Ishiguro trên

văn đàn văn học thế giới, một cuốn tiểu thuyết đầy sự chiêm nghiệm sâu sa ẩn bên dưới một cốt truyện vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng. Câu chuyện được lấy bối cảnh ở nước Anh trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, kể về cuộc đời làm quản gia trong dinh thự Darlington – một trong những dinh thự cổ điển bậc nhất nước Anh, của Stevens và chiệm nghiệm về những lý tưởng làm nghề của ông để đạt được cái “phẩm cách” của một người quản gia. Câu chuyện có thể chia thành những sự kiện chính như sau:

Sự kiện 1: Thời nhỏ Steven ln được cha của mình – một người quản gia hình mẫu đối với Stevens, hướng đến những “phẩm cách” cần có của một người quản gia vĩ đại qua những câu chuyện của ông. Khi trưởng thành Stevens tiếp nối con đường cha mình và làm quản gia ở dinh thự Darlington danh giá.

Sự kiện 2: Chủ nhân của dinh thự, huân tước Darlington là một người có phẩm tước cao trong xã hội nước Anh bây giờ, thường tổ chức các buổi họp mặt chính trị tại tư gia

- 35 -

với các quan chức cấp cao. Điều này khiến cho Stevens có nhiều cơ hội bộc lộ tài năng của một người quản gia chun nghiệp và cũng như có dịp để trị chuyện, chia sẻ kinh nghiệm với những người bạn đồng liêu bên lò sưởi sau giờ làm.

Sự kiện 3: Năm 1920, huân tước Darlington đến Berlin và chứng kiến sự khủng hoảng cũng như cảnh sống khắc nghiệt của người dân Đức, khiến cho ơng có một cái nhìn thiện cảm đối với Đức Quốc xã mà quyết tâm níu giữ tình hữu nghị giữa các nước châu Âu với nhau mặc cho sự chửi bới của dư luận.

Sự kiện 4: Mùa xuân năm 1922, cha của Stevens và cô Kenton cùng đến dinh thự Darlington để làm việc, từ đó giữa Stevens với cơ nội quản Kenton ln xảy ra xích mích xoay quanh vấn đề về ông William Stevens khơng cịn đủ sức khỏe để đảm nhận những công việc quan trọng.

Sự kiện 5: Tháng 3 năm 1923, tại dinh Darlington tổ chức một buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều quý tộc đến từ các nước nhằm kêu gọi châu Âu dừng lại chính sách trừng phạt Đức Quốc xã bởi vấn đề nhân đạo do Hn tước Darlington chủ trì. Vì tính chất quan trọng của buổi tọa đàm mà huân tước yêu cầu Stevens cắt giảm công việc của cha ông đi – một điều khó chấp nhận đối với ơng William Stevens.

Sự kiện 6: Trong khi một buổi hội đàm diễn ra thì ơng William Stevens lên cơn đột quỵ và ra đi, cịn Stevens vẫn cố gắng khơng quan tâm điều đó để hồn thành trách nhiệm bổn phận của một người quản gia trong thời khắc quan trọng đối với vận mệnh của châu Âu. Sự kiện 7: Vì vấn đề bài Do Thái nhạy cảm nên huân tước Darlington đã yêu cầu Stevens thôi việc hai cô hầu gái người Do Thái dưới quyền của nội quản Kenton, điều này đã gây ra sự bất hịa sâu sắc giữa cơ Kenton với Stevens. Kenton đã dọa thơi việc nhưng sau đó cơ thú nhận rằng mình sợ khơng cịn nơi đi sau khi ra khỏi dinh thự.

Sự kiện 8: Kenton bắt đầu tận dụng nhiều ngày nghỉ để ra ngoài, nhận nhiều thư hơn trước kia làm Stevens lo lắng cô sẽ thôi việc ở dinh Darlington để kết hôn. Một lần đưa thư cho Kenton, ơng phát hiện nội dung bức thư nói đến việc dì của cơ đã chết. Sau đó cơ Kenton đã lơi là công việc và thường mắc những lỗi nhỏ, điều trước đây khơng hề có.

Sự kiện 9: Một tối, dinh Darlington tổ chức buổi gặp mặt “kín” giữa huân tước với Thủ tướng Anh và Đại sứ Đức Herr Ribbentrop, anh Cardinal trẻ tuổi đã tiết lộ cho Stevens biết sự thực Huân tước Darlington đang bị Hitler lợi dụng lòng tốt quân tử để thực hiện những thủ đoạn chính trị của Đức Quốc xã. Cũng trong tối đó, cơ Kenton thơng báo cho Stevens biết cô sẽ kết hôn và rời dinh Darlington, Stevens lại lờ đi để phục vụ cho sự kiện đang diễn ra của chủ nhân ngôi nhà.

- 36 -

Sự kiện 10: Những đường lối của huân tước Darlington làm cho nước Anh chịu nhiều tổn thất trong thế chiến hai. Bởi vậy khi chiến tranh kết thúc, ông bị dư luận chỉ trích nặng nề và mất đi thanh danh, chết trong ơ nhục. Sau đó dinh Darlington đã được bán lại cho ông Farraday – một quý tộc Mỹ và dần mất đi vẻ hào nhoáng năm xưa.

Sự kiện 11: Năm 1956, nhận được lá thư của cô Kenton sau 20 năm không gặp, cùng lời đề nghị của ông chủ Farraday, Stevens đã thực hiện một chuyến du hành sáu ngày về miền Tây nước Anh nhằm cải thiện những chất lượng phục vụ ở dinh thự và chấm dứt những sa sút hiện tại.

Sự kiện 12: Trong cuộc hành trình, Stevens đi qua nhiều thành phố và thị trấn, ngắm nhiều cảnh đẹp ở nước Anh. Buổi tối ngày thứ ba của chuyến hành trình, xe Stevens hết xăng và ơng phải ở nhờ nhà ông bà Taylor tại ngôi làng Moscombe.

Sự kiện 13: Tại bữa tối ở nhà ông bà Taylor, Stevens phải tiếp chuyện với nhiều người hàng xóm láng giềng nơi đây xoay quanh các vấn đề chính trị hay “phẩm cách” quý tộc bởi họ tưởng nhầm Stevens là một quý ông thực thụ.

Sự kiện 14: Qua ngày thứ tư, nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ Carlise, Stevens đã đến được Cornwall. Tại đây, ông gặp lại và ôn chuyện cũ với bà Benn, tức cô Kenton đã kết hôn hơn hai mươi năm. Bà Benn thừa nhận đã tự hỏi liệu mình có sai lầm khi kết hơn hay khơng, nhưng nói rằng bà đã yêu chồng và mong chờ đứa cháu ngoại sắp ra đời.

Sự kiện 15: Sau buổi gặp mặt, Stevens đến thị trấn Weymouth và ở lại hai ngày để ngắm nhìn vẻ đẹp nơi đây. Ở đó, ơng đã suy nghĩ về những cơ hội đã mất, cả với cô Kenton và liên quan đến hàng chục năm phục vụ qn mình của ơng dành cho Hn tước Darlington. Sự kiện 16: Stevens bày tỏ một số tình cảm về sự nuối tiếc những điều đã qua trong đời cho một người lạ thân thiện cùng độ tuổi và hồn cảnh tương tự, người mà ơng gặp gần cuối chuyến hành trình của mình khi ngắm nhìn ngày tàn ở Weymouth. Cuối cuốn tiểu thuyết, Stevens suy nghĩ về việc trau dồi kĩ năng nói chuyện bơng lơn để phục vụ ông chủ hiện tại.

Mãi đừng xa tôi là cuốn tiểu thuyết thuộc đề tài khoa học viễn tưởng đầu tiên của

Ishiguro, lấy bối cảnh ở nước Anh vào những năm cuối thập niên 1990. Tác phẩm đã xây dựng một thế giới giả tưởng, nơi mà chúng ta phát triển cơng nghệ y khoa vượt bậc, có thể tạo ra những người nhân bản vơ tính từ một “ngun mẫu” của con người thật. Những bản sao nhân bản này được sinh ra trong ống nghiệm nhưng có những đặc điểm thể chất và tâm lý cảm xúc giống như một con người, và khi lớn lên tất cả chúng đều phải làm một công việc “cao cả” – hiến nội tạng cho những con người thật bị mắc bệnh ung thư. Câu chuyện tập trung xây quanh cuộc đời của ba đứa trẻ là Kathy H, Ruth và Tommy cùng nhau lớn lên trong một

- 37 -

ngơi trường đặc biệt. Có thể hình thành cốt truyện Mãi đừng xa tơi dựa trên 3 giai đoạn chính của cuộc đời Kathy H:

Câu chuyện 1: Cuộc sống trẻ thơ khi ở Hailsham. Hailsham là một ngôi trường nội trú nuôi dạy những đứa trẻ đặc biệt như Kathy H hay Ruth và Tommy. Ở câu chuyện này diễn ra một số sự kiện chính như sau:

Sự kiện 1: Cơ hiệu trưởng Emily hợp tác với Marie – Claude (Madame) để mở trường Hailsham với mong muốn những đứa trẻ nhân bản vơ tính được sống và đối xử tử tế như những con người trong khoảng thời gian trẻ thơ. Trong khi những ngôi trường khác trên thế giới chẳng khác nào các “cơ sở nuôi người” đầy kinh khủng.

Sự kiện 2: Tại các buổi Triển lãm của trường, Madame sẽ chọn những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhất của những học sinh nơi đây để đưa ra các buổi đấu giá lớn, nhằm chứng minh cho thế giới biết những đứa trẻ nhân bản vơ tính cũng có cảm xúc, tâm hồn như một con người thật. Tuy nhiên, bọn trẻ khơng biết điều đó và cho rằng Madame đem tác phẩm nghệ thuật của chúng để ở một nơi gọi là Phịng Tranh.

Sự kiện 3: Hình thành tình bạn giữa Kathy với Ruth và Tommy. Kathy làm thân với Ruth qua trò chơi “cận vệ mật” và luôn bên cạnh tâm sự, chia sẻ với Tommy mỗi khi anh lên cơn cáu giận. Bên cạnh đó, giữa Tommy và Ruth hình thành một mối quan hệ yêu đương. Sự kiện 4: Tại một cuộc Bán hàng, Kathy có được một cuốn băng có bài “Mãi đừng xa tơi” mà cơ đặc biệt u thích. Kathy hiểu lời ca bài hát là tiếng ru của một bà mẹ dành cho đứa con được sinh ra sau nhiều mong chờ, bà vừa vui mừng vừa lo sợ phải xa rời đứa con yêu quý.

Sự kiện 5: Trong một lần, khi Kathy vừa nghe bài hát vừa ôm một chiếc gối giả làm đứa trẻ con và đung đưa, thì cơ chợt nhận ra Madame đang nhìn mình rồi khóc nức nở. Madame khóc bởi điệu nhảy đã gợi lên sự hổ thẹn đầy tội lỗi của thế giới và nỗi buồn bã giành cho số phận của những đứa trẻ, Kathy không hề biết điều này.

Sự kiện 6: Vào những năm cuối ở Hailsham, cô Lucy trong một lần đã tiết lộ về thân phận người nhân bản vơ tính cho bọn trẻ cũng như cuộc sống của chúng đã được định sẵn: không ước mơ và tương lai phải hiến tạng để chữa bệnh cho con người thật. Vì bất đồng quan điểm giáo dục, cơ Lucy đã rời khỏi Hailsham sau đó, cịn các học sinh lại chấp nhận số phận một cách thụ động.

Sự kiện 7: Những học sinh bắt đầu được dạy về quan hệ tình dục, chúng bắt đầu tìm bạn tình cho mình, chỉ riêng Kathy chưa tìm được người thích hợp.

- 38 -

Câu chuyện 2: Cuộc sống ở Nhà Tranh. Nhà Tranh là nơi ở của những học sinh lớn qua tuổi 16 và chuẩn bị trở thành người chăm sóc (giai đoạn trước khi trở thành người hiến tạng). Ở phần hai này có những sự kiện chính như:

Sự kiện 8: Kathy bắt đầu quan hệ tình dục với nhiều người con trai khác, từ đó cơ cũng cảm thấy khó chịu ở phần dưới cơ thể mình.

Sự kiện 9: Ở đây cịn có nhiều học sinh đến từ các ngơi trường khác, họ đồn rằng: Những cặp đôi yêu nhau ở Hailsham nếu chứng minh được họ thực sự yêu nhau thì sẽ được hoãn hiến tạng vài năm.

Sự kiện 10: Kathy cố gắng tìm “nguyên mẫu” của mình trong các tạp chí khiêu dâm, cịn Ruth thì nghe các cựu học sinh ở đây nói thấy “ngun mẫu” của mình ở Norfolk.

Sự kiện 11: Trong chuyến đi tìm “ngun mẫu” của Ruth, Kathy và Tommy tách nhóm để đi tìm bản sao của cuốn băng cát – xét mà cơ làm mất. Tommy đã nói cho Kathy một giả thuyết về mối quan hệ giữa việc trì hỗn hiến tạng và Phịng Tranh. Họ đã dấu Ruth toàn bộ sự việc.

Sự kiện 12: Ruth phát hiện sự thật và bắt đầu nắm lấy cơ hội để điều chỉnh mối quan hệ giữa Tommy và Kathy. Cô cho rằng Tommy sẽ khơng u đương với Kathy vì tiền sử tình dục của cơ. Vài tuần sau, Kathy xin trở thành người chăm sóc. Từ đó, ba người họ không gặp nhau khoảng 10 năm.

Câu chuyện 3: Cuộc rong đuổi trên hành trình làm người chăm sóc của Kathy. Trước khi hiến tạng, những người nhân bản sẽ làm người chăm sóc cho các bệnh nhân hiến, để chia sẻ và an ủi họ trong những ngày cuối đời. Ở phần ba có các sự kiện:

Sự kiện 13: Kathy trở thành một người chăm sóc tốt và thường xuyên chạy đi chạy lại giữa các trung tâm phục hồi. Một lần, cơ vơ tình gặp lại bạn cũ ở Hailsham là Laura và biết được tình hình của Ruth đang rất tệ sau lần hiến đầu tiên, cũng như chuyện trường Hailsham đã đóng cửa.

Sự kiện 14: Kathy đến trung tâm phục hồi Dover để làm người chăm sóc cho Ruth, và cả hai đều biết rằng lần hiến tiếp theo của Ruth có thể sẽ là lần cuối cùng của cơ ấy. Ruth đề nghị cô và Kathy đi du lịch và đưa Tommy đi cùng.

Sự kiện 15: Trong chuyến đi, Ruth bày tỏ sự hối hận vì đã giữ Kathy và Tommy xa nhau. Cố gắng sửa đổi, Ruth đưa cho họ địa chỉ của Madame, thúc giục họ tìm cách trì hỗn. Ngay sau đó, Ruth đã ra đi sau khi thực hiện lần hiến thứ hai.

- 39 -

Sự kiện 16: Kathy trở thành người chăm sóc cho Tommy và phát sinh mối quan hệ yêu đương với anh. Họ cùng nhau làm tình và chuẩn bị những tác phẩm nghệ thuật trước khi đến gặp Madame.

Sự kiện 17: Kathy và Tommy đến tìm Madame để mong muốn có thể trì hỗn lần hiến tiếp theo và gặp được cơ Emily. Hai người giám hộ đã tiết lộ toàn bộ sự thật về Hailsham và Phòng Tranh cho họ nghe, cũng như việc hỗn chỉ là một tin đồn khơng hề tồn tại.

Sự kiện 18: Tommy biết rằng lần hiến tiếp theo sẽ kết thúc cuộc đời anh, và nói với Kathy hãy thơi làm người chăm sóc cho mình, nhưng cơ vẫn thường xun tới thăm.

Sự kiện 19: Tommy ra đi sau lần hiến thứ tư. Sau đó hai tuần, Kathy lái xe đến Norfolk và tác phẩm kết thúc.

Người khổng lồ ngủ quên là tác phẩm mang màu sắc huyền ảo duy nhất của Kazuo

Ishiguro, nhưng thật chất nó vẫn nằm trong khn khổ của đề tài lịch sử hậu chiến khi nói về nước Anh trong thời kì vua Arthur mất, sau chiến tranh phân chia lãnh thổ của hai bộ tộc người Saxon và người Brition. Câu chuyện kể về cuộc hành trình của hai vợ chồng già Axl và Beatrice đi tìm những mảng ký ức mơ hồ về tình u và niềm hạnh phúc, song song đó là tuyến truyện về chiến tranh – hịa bình của người anh hùng Wistan, Edwin và hiệp sĩ Gawain. Có thể hình thành cốt truyện của Người khổng lồ ngủ quên gồm những sự kiện chính như sau: Sự kiện 1: Nước Anh thời kì đen tối xảy ra chiến tranh giữa tộc người Brition và Saxon rất khốc liệt. Vua tộc người Brition là Arthur đã cho đồ sát nhiều ngôi làng Saxon để trừ hậu họa, điều này đã làm trái lại hiệp ước hịa bình do ơng Axl đề xướng. và thuyết giảng khắp đất nước.

Sự kiện 2: Sau khi giành chiến thắng, để khiến người Saxon quên đi các vụ thảm sát mà quay lại trả thù, vua Arthur thi triển câu thần chú lên con rồng cái Querig để biến hơi thở của nó thành một làn sương lãng qn. Ơng hạ lệnh cho cháu trai mình là hiệp sĩ Gawain mang danh nghĩa giết rồng để bảo vệ nó cũng như bí mật kia.

Sự kiện 3: Sau khi vua Arthur chết, người Saxon và Brition chung sống hịa bình

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)