Thay đổi mở đầu

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

2.1. Truyện kể và truyện gốc trong tiểu thuyết của KazuoIshiguro

2.1.2.1. Thay đổi mở đầu

Truyện kể của Kazuo Ishiguro mang đậm hơi hướng nghệ thuật tự sự hiện đại nên mở đầu câu chuyện khơng cịn là phần Trình bày (thuộc 5 thành phần của cốt truyện truyền thống) mà ta hay thấy. So le điểm bắt đầu trong truyện kể của Ishiguro vào cốt truyện chúng tơi hình thành ở trên, ta có thể thấy tác giả thường cho câu chuyện bắt đầu ở phần giữa của cốt truyện biên niên.

Trong truyện kể Mãi đừng xa tôi, Ishiguro đã cho mở đầu câu chuyện khi Kathy H “ba mươi mốt tuổi, đã làm người chăm sóc được hơn mười một năm nay” [15; tr11]. Như vậy, câu chuyện đã được mở đầu ở phần thứ 3, sau khi Kathy rời bỏ Nhà Tranh và đã trải qua

- 42 -

một quảng thời gian dài làm người chăm sóc cho các bệnh nhân hiến tạng. Cụ thể hơn, cô lại sắp sửa chuẩn bị làm người chăm sóc cho Ruth ở trung tâm phục hồi Dover sau khi biết được tình trạng của cơ ấy qua cuộc nói chuyện với Laura “Tình cờ, Ruth mới là người hiến thứ ba hoặc thứ tư mà tôi chọn” [15; tr13]. Tác giả thay đổi mở đầu câu chuyện cho nó bắt đầu ở khoảng sự kiện 13 – 14, rơi vào phần giữa khi câu chuyện tuyến tính cũng dần sắp đi vào hồi kết ở sự kiện thứ 19. Những sự kiện ở phần giữa được đưa lên mở đầu làm cho các sự kiện đầu tiên cũng bị đẩy xuống cuối tác phẩm. Phải cho đến khi Tommy và Kathy đến nhà Madame để xin trì hỗn việc hiến (sự kiện 17) thì lúc này tác giả mới hé lộ cho người đọc mục đích mà cơ Emily xây dựng trường Hailsham là giúp cho những đứa trẻ nhân bản có được cuộc sống tử tế mặc dù rất ngắn ngủi (sự kiện 1), và cũng giải thích bí mật của Phịng Tranh là chứng minh cho thế giới biết chúng cũng có tâm hồn, cảm xúc như con người bình thường (sự kiện 2). Những sự kiện 1, 2 này vốn đã xảy ra trước khi câu chuyện bắt đầu, nhưng lại bị tác giả che dấu dưới góc nhìn của nhân vật chính, cho đến khi tác phẩm đi vào hồi kết mới được hé lộ. Chính cách thay đổi mở đầu này làm cho cuốn tiểu thuyết hấp dẫn và lôi cuốn người đọc hơn, giúp cho Ishiguro có thể che dấu đi những bí ẩn phía sau để độc giả từ từ khám phá ra mà đáng lẽ ra nó phải nằm ngay từ đầu chuyện. Nếu như ngay từ đầu, ơng để cho truyện kể của mình bắt đầu từ những lý do mà cô Emily thành lập Hailsham, hay những bí mật thật sự của cái gọi là Phịng Tranh thì câu chuyện dường như đã bị phơi bày một cách quá lộ liễu, nhân vật không thể bộc lộ được khát vọng sống tiềm tàng và khao khát hạnh phúc mãnh liệt của mình, cũng như làm mất đi ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả Ishiguro muốn truyền tải đến người đọc.

Xét theo cốt truyện truyền thống của tiểu thuyết Người khổng lồ ngủ quên thì câu chuyện được mở đầu bằng những sự kiện về cuộc chiến tranh thời xa xưa giữa hai tộc người Briton và Saxon, cũng từ đó mà vua Arthur đã ra lời nguyền lên con rồng cái Querig để biến hơi thở của nó thành làn sương lãng quên – nguyên nhân chủ yếu xảy ra toàn bộ các sự kiện sau này. Chiếu theo hệ nhân quả, thì các sự kiện 1, 2 và 3 trực tiếp ảnh hưởng, chi phối đến tồn bộ cốt truyện, nó là nguyên nhân nảy sinh và lý giải cho tất cả bí mật đằng sau. Cũng vì thế, khơng muốn độc giả biết được bí mật ngay từ đầu, Ishiguro đã đảo lộn trật tự sự kiện và thay thế phần mở đầu. Cuốn tiểu thuyết mở màn bằng khung cảnh một hầm ngầm ăn sâu vào núi là nơi cư trú của ông bà Axl – Beatrice, nhân vật chính, với cuộc sống đầy tẻ nhạt vơ vị khi phải chắp nối các mảng ký ức mơ hồ để sống qua ngày. Khơng chấp nhận điều đó, và mong nhớ đứa con lâu ngày không gặp nên đơi vợ chồng già quyết định lên đường tìm con. Nếu nhìn qua ban đầu, người đọc có thể dễ lầm tưởng đây chính là phần đầu của cốt truyện

- 43 -

biên niên, thuộc phần Trình bày, đi giới thiệu về cuộc sống của nhân vật chính cũng như ngun nhân dẫn đến nhân vật chính có một cuộc hành trình kỳ lạ. Nhưng thực chất, phần mở đầu này lại thuộc sự kiện 5 của cốt truyện, nó là kết quả của các sự kiện trước đó. Nếu như khơng có chiến tranh thì vua Arthur đã khơng ban ra lời nguyền, và cũng sẽ khơng có làn sương, ông bà Axl – Beatrice sẽ không mất đi ký ức và tộc người Brition với Saxon cũng khơng sống trong hịa bình; Nếu như bà Beatrice khơng phản bội chồng mình thì người con trai sẽ khơng bỏ nhà ra đi và chết vì bệnh dịch, từ đó cũng sẽ khơng có cuộc hành trình của đơi vợ chồng già. Như vậy, truyện kể của Người khổng lồ ngủ quên cũng bắt đầu từ phần giữa cốt truyện mà kể xuống, những sự kiện đầu tiên mang tính lý giải cũng vì thế mà bị đẩy xuống gần hồi kết.

Mở đầu Tàn ngày để lại không phải là câu chuyện khi Stevens làm quản gia dưới thời Huân tước Darlington vào thời tiền chiến, kể về những sự việc xoay quanh công việc của một người quản gia sắp xếp nhân sự để tổ chức những buổi họp mặt chính trị quan trọng ở dinh thự này. Mà truyện được kể bắt đầu tại thời điểm dinh thự Darlington đã thuộc quyền sở hữu của ngài Farraday ở thời hậu chiến, lúc này Stevens đã làm quản gia dưới quyền ông chủ người Mỹ gần một năm. Cả tác phẩm là một chuyến hành trình đưa Stevens về với miền Tây nước Anh, bởi thế mở màn cho tác phẩm là những suy nghĩ của nhân vật chính về sự khởi hành cho chuyến hành trình “Sự thể càng lúc càng có vẻ đúng là tôi sẽ thực hiện chuyến du hành đã chốn lấy trí tưởng tưởng tơi từ mấy ngày nay” [14; tr.9]. Đây có vẻ là một xuất phát tại điểm bắt đầu, bởi tuân theo logic dẫn dắt người đọc đi từ những nguyên nhân để có chuyến du hành “bắt nguồn từ một đề nghị rất nhiều thiện ý do chính ơng Farraday đưa ra” [14; tr.9] và “phụ thuộc một phần lớn vào (...) sự xuất hiện của lá thư từ cô Kenton” [14; tr.11]; cho đến kể tiếp theo hành trình của người quản gia khi đi qua những vùng thôn quê đẹp nhất nước Anh. Nhưng xét trên cốt truyện biên niên, thì sự kiện mở đầu lại thuộc sự kiện thứ 11 khi tác phẩm sắp đi vào hồi kết ở sự kiện thứ 16. Như vậy, trong Tàn ngày để lại, Ishiguro cũng thay đổi trật tự câu chuyện, mở màn tác phẩm từ giữa đi xuống. Chính vì thế những sự kiện phía trên từ 1 đến 10 của truyện gốc cũng được tác giả đẩy xuống, nhét vào giữa những sự kiện 11 đến 16 trong kết cấu truyện kể. Phải cho đến khi Stevens đi qua các thị trấn, thành phố, ngắm nhìn khung cảnh như hồ nước hay nghỉ ngơi trong các phịng trọ, thì những câu chuyện trong quá khứ mới được tiết lộ.

Trong các cuốn tiểu thuyết của mình, Kazuo Ishiguro đã phá bỏ thời gian tuyến tính của cốt truyện biên niên, ông tự xây dựng một trật tự các sự kiện khác bằng tuyến thời gian trần thuật tạo ra một kết cấu truyện kể đã được thay đổi mở đầu. Thay đổi điểm bắt đầu

- 44 -

của truyện kể khiến cho tiểu thuyết của ông “đời hơn”, gần gũi với hiện thực cuộc sống hơn, bởi cuộc sống hiện thực vốn khơng có điểm bắt đầu cụ thể, người kể chuyện có thể tự do bắt nguồn câu chuyện ở bất cứ điểm nào. Bên cạnh đó, kết cấu truyện kể này cịn giúp tác giả phơi bày các giá trị hiện thực một cách đầy tinh tế và tự nhiên. Hiện thực vốn vẫn hiển hiện và tồn tại trước khi các câu chuyện xảy ra, thế nhưng nhờ vào thời gian tự sự mà nó dần dần hé lộ trước mắt người đọc.

Mở đầu Người khổng lồ ngủ quên là cuộc sống tuy hoang sơ, lạnh giá nhưng mang khơng khí hịa bình giữa hai tộc người Briton và Saxon nhờ chiến thắng vẻ vang của vua Arthur. Trong huyền thoại của Anh Quốc, Arthur là một vị vua vĩ đại, là người anh hùng lãnh đạo người dân Briton khỏi đao kiếm xâm lăng của người Saxon và thống nhất lãnh thổ. Ishiguro đã vay mượn lại câu chuyện huyền ảo này của nước Anh nhưng không phải để ca ngợi tụng công những người chiến thắng. Thật chất trong khơng khí hịa bình đã vốn tồn tại một vết nứt, một mâu thuẫn lớn bị ẩn sau màn sương giá lạnh. Và dần dần đi sâu vào tác phẩm mới hé lộ cho người ta những quá khứ kinh hoàng của chiến tranh và việc làm đáng lên án của quân đội người Brition ở phần cuối truyện. Để giành chiến thắng và trừ nguy mối hậu họa sau này, họ sẵn sàng giết những người không can dự đến cuộc chiến, điều mà ngay từ đầu họ đã cấm tuyệt đối trong các hiệp ước hịa bình của mình. Cho dù họ có làm cách nào thì lịng căm hận và nỗi đau của con cháu đời sau của người Saxon vẫn hiển hiện. Biến tấu cốt truyện huyền thoại không phải để lên án, chê trách Arthur hay định hướng dư luận, mà Ishiguro muốn khẳng định một chân lý vốn tồn tại từ xa xưa: Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng. Những người chiến thắng ln mang lên ánh hào quang của chính nghĩa, mặt nạ của người anh hùng để biện minh cho các hành động tội lỗi và việc làm phi chính nghĩa đằng sau của mình. Bên cạnh đó, Ishiguro cịn khẳng định nỗi đau mà chiến tranh mang lại sẽ mãi dai dẳng, in hằn qua nhiều thế hệ mà không một thứ bùa chú, phù phép nào có thể xóa bỏ “Làm sao những vết thương cũ có thể lành lại trong khi lũ dịi vẫn đang bám đầy xung quanh? Làm sao hịa bình dựa trên giết chóc và ngón bịp của thầy phù thủy có thể trường tồn cho thấu?” [16]. Và phải chăng, chỉ có lịng u thương giữa người với người mới xóa nhịa được hận thù ấy? Trong tác phẩm, Wistan là đại diện cho lòng cặm phẫn của dân Saxon giành cho người Briton, anh ln căn dặn thế hệ phía sau phải tiếp tục ni dưỡng lịng hận thù đó “Nếu anh hi sinh và em sống sót, hãy hứa với anh điều này. Rằng em sẽ mang trong tim nỗi hận thù với người Briton (...) Tất cả người Briton, anh bạn trẻ tuổi ạ. Kể cả những người tỏ lòng tử tế với em” [16]. Căn dặn như thế bởi chính anh ta cũng nhận thức được rằng tình thương của con người sẽ làm dập tắt đi ngọn lửa căm hận và ý chí trả thù, bởi chính anh ta đã từng xem người Briton

- 45 -

là anh em khi sống trong trại huấn luyện thuở nhỏ. Hay sau quá trình tiếp xúc, gần gũi với cặp vợ chồng người Briton, nhận ra được sự tử tế và lòng yêu thương của họ, Wistan đã cảm thấy lo lắng cho họ khi anh giết được con rồng và chiến tranh sắp sửa xảy ra “Là công lý và báo thù đang chờ đợi bác ạ. Chẳng mấy chóc nữa chúng sẽ tràn tới đây, vì cả hai thứ đều bị trì hỗn q lâu rồi. Nhưng khi thời khắc sắp điểm, cháu lại thấy trái tim mình run rẩy như đàn bà. Nhất định vì cháu sống bên các bác quá lâu” [16].

Tàn ngày để lại bắt đầu bằng những lời kể về tình hình dinh thự Darlington đã qua đi cái thời kì hồng kim của nó mà để lại những sa sút ở hiện tại, khiến cho người quản gia Stevens gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức cơ cấu nhân sự, làm chất lượng phục vụ không được như trước. Nếu như trước kia dưới thời Huân tước Darlington có hàng chục nhân viên dưới trướng quản lý của Stevens, ra ra vào vào khắp nhà để chuẩn bị những bữa tiệc, buổi sự kiện mang tầm quốc tế; Thì sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, dinh thự chỉ còn lại bốn nhân viên chính thức, thay ca nhau làm những cơng việc khơng thuộc về mình, nhiều phịng ốc trong nhà phải “trùm mền” bỏ trống. Với mở đầu như vậy có thể khiến cho người đọc tưởng rằng câu chuyện tập trung phản ánh sự nuối tiếc về một thời vang bóng q vãng của nhân vật chính và hành động níu kéo sự tàn lụi ở thực tại bằng cách thực hiện chuyến hành trình đi tìm cơ Kenton – nội quản cũ của căn nhà, nhằm giải quyết khó khăn này. Nhưng hơn thế nữa, với sự dẫn dắt của tác giả, những hiện thực dần được hé lộ trên cái nền êm ả của chuyến du hành rong đuổi ấy. Bất chấp lộ trình thoạt trơng rõ ràng đến thến, Tàn ngày để lại bắt đầu rẻ ngoặt vào lối mòn của hồi ức, đưa Stevens về những năm tháng còn làm quản gia cho Huân tước Darlington những năm 1930, thời điểm thế giới sắp sửa bước vào một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại. Quản gia Stevens vơ tình trở thành chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử đầy khôn lường. Tại dinh Darlington, các chính khách quý tộc trên khắp châu Âu tụ họp lại với nhau bàn bạc những vấn đề hệ trọng của Anh quốc. Thông qua sự tất bật của viên quản gia, sự rối trí của những người hầu tớ, Ishiguro phần nào diễn tả được sự căng thẳng và rối bời của tình hình chính trị nước Anh trước ngưỡng cửa chiến tranh. Những giai thoại sinh hoạt và làm việc đời thường của giới kẻ ăn người làm trong một tòa nhà quý tộc Anh điển hình lại diễn ra trên nền những biến động lịch sử lớn, mà chủ yếu là sự trỗi dậy của tinh thần bài Do Thái và chủ nghĩa phát xít cùng những nỗ lực ngoại giao của nước Anh trước Thế chiến thứ hai. Các nhân vật lịch sử lẫn hư cấu ra vào sân khấu khi các tính cách, lý tưởng, giai tầng và thế hệ va chạm nhau, cọ xát nhau, vỡ ra nhiều chân lý ẩn đằng sau nó.

Ngay từ bắt đầu Mãi đừng xa tôi, Kathy chỉ kể cho chúng ta biết về cơng việc làm người chăm sóc của cơ ấy, nhưng qua quá trình diễn biến của từng phần chuyện, hiện thực

- 46 -

của thế giới giả tưởng đã được tác giả phơi bày ra trước mắt. Người ta kinh sợ khi con người có được cơng nghệ y khoa vượt bậc mà cho rằng mình là giống lồi “thượng đẳng” để có thể mặc sức tước đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm người của những thứ mà họ cho rằng là “sinh vật vơ tính”. Nếu như Kafka từng phản ánh bi kịch tha hóa của con người trước guồng quay hối hả của xã hội kĩ trị, thì Ishiguro lại tiếp nối điều đó, giống lên hồi chng cảnh báo về tình người, về sự nhân đạo của con người bị mục ruỗng trầm trọng khi khoa học phát triển nhanh chóng. Cho đến cuối tác phẩm, thì Kathy và Tommy mới biết được là sẽ chẳng có cơ hội nào dành cho họ, tất cả chỉ là hi vọng hão huyền. Chính cách sắp xếp kết cấu truyện kể này cho ta thấy được quá trình chuyển đổi tâm tưởng của các nhân vật. Mặc dù từ nhỏ những đứa trẻ nhân bản vơ tính bị tiêm nhiễm và chấp nhận thụ động số phận của mình, nhưng chỉ cần một tia hi vọng ánh lên dù rất mơ hồ và mỏng manh, thì khát vọng sống tiềm tàng trong họ sẽ trổi dậy mãnh liệt, họ sẽ làm mọi cách để vùng vẫy thoát khỏi số phận ác nghiệt ấy.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)