Cốt truyện gấp khúc, đồng hiện

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 54)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Cốt truyện gấp khúc, đồng hiện

Nếu như cốt truyện tuyến tính là hình thức tổ chức câu chuyện thường gặp trong các tác phẩm văn học theo lối kể truyền thống, tự sự theo mạch thời gian tuần tự và duy trì mối quan hệ nhân quả; Thì cốt truyện gấp khúc lại là một hình thức tổ chức câu chuyện mới mẻ của văn học đầu thế kỉ XX, nó phá vỡ mạch thời gian tuyến tính và đảo ngược, nhảy cóc trong mạch tự sự, làm cho quá khứ và thực tại đan xen lẫn nhau, từ đó tạo nên tính đồng hiện ngẫu nhiên của cốt truyện. Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, thì cốt truyện gấp khúc làm tan vỡ câu chuyện thành một chuỗi các phân đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật chính. Người

- 54 -

đọc như chơi một trò chơi lắp ghép các mảnh vỡ rời rạc bị tác giả phân tán một cách ngẫu nhiên lại để có thể xâu chuỗi thành một câu chuyện hoàn chỉnh, để nắm bắt được tư tưởng mà người viết muốn truyền tải. Đây dường như trở thành loại cốt truyện đặc trưng trong tiểu thuyết của Kazuo Ishiguro.

Như đã trình bày ở trên, tiểu thuyết Ishiguro luôn thay đổi mở đầu, xáo trộn trật tự thời gian truyện gốc, từ đó khiến cho kết cấu truyện kể của ông trở thành cốt truyện gấp khúc. Sử dụng điêu luyện các kỹ thuật thời gian như hồi cố, đảo thuật, Kazuo Ishiguro đã tạo nên sự đồng hiện giữa quá khứ và thực tại trong truyện kể của mình một cách đầy tinh tế. Ở thì hiện tại trong Mãi đừng xa tôi, Kathy đang làm người chăm sóc cho Ruth, một trong những nhiệm vụ của cô là thường cùng Ruth chia sẽ và ôn lại chuyện cũ, cũng từ đó mà quảng đời tuổi thơ của nhân vật chính khi còn ở Hailsham được tác giả phơi bày trước mắt người đọc. Như sự gặp gỡ và làm thân với Ruth qua trò chơi cưỡi ngựa khi còn nhỏ “Tôi nhận lấy dây cương vô hình mà Ruth chìa cho, thế rồi chúng tôi xuất phát, chạy lên chạy xuống dọc hàng rào, lúc thì nước tế khi thì nước đại” [15; tr.76], hay vụ “cận vệ mật” bảo vệ cô Geraldine khỏi kẻ bắt cóc trong trí tưởng tượng của bọn trẻ lúc chuẩn bị lên tám “Vào thời điểm tôi nhập hội, từ rất lâu Ruth và những người khác đã biết về âm mưu bắt cóc cô Geraldine” [15; tr.78], đó cũng là những câu chuyện liên quan đến buổi sinh hoạt Trao đổi, Bán hàng và trưng bày ở Phòng Tranh được tổ chức thường xuyên ở Hailsham. Tất cả những sự việc này đều là hồi ức của Kathy và được cô nhớ lại mà kể song song cùng với các sự việc xảy ra trong hiện tại “Khi chúng tôi nói lại chuyện đó trong thời gian tôi chăm sóc Ruth ở trung tâm Dover, cô ấy bảo vụ đó chỉ kéo dài khoảng hai ba tuần thôi” [15; tr.78], “Đến cuối năm nay tôi sẽ không làm người chăm sóc nữa, và mặc dù có được nhiều thứ từ công việc này, nhưng phải thú nhận rằng tôi sẽ rất mừng nếu có cơ hội được nghỉ ngơi” [15; tr.61], “Ngay cả bây giờ, mỗi khi dong xe trên một con đường dài xám xịt và ý nghĩ tôi không hướng vào một cái gì đặc biệt, tôi vẫn hay thường trở đi trở lại với những ký ức đó” [15; tr.87]. Sau khi triền miên trong dòng chảy của những kỉ niệm, Kathy lại quay trở về thực tại, kể cho mọi người lý do vì sao cô trở thành người chăm sóc, kể tiếp tục những hành trình đang diễn ra trong cuộc đời mình. Đó là bầu bạn với Ruth, cùng Tommy chuẩn bị cho sự trì hoãn hiến và nhận lại sự thật thất vọng rồi cuối cùng là trở thành người hiến tạng.

Ở Người khổng lồ ngủ quên, vì không chấp nhận cuộc sống không có quá khứ, phải chấp vá những mảnh ký ức mơ hồ mà sống tạm bợ qua ngày nên đôi vợ chồng già Axl và Beatrice đã quyết định một chuyến hành trình đi tìm sự thật. Trên chuyến đi ấy họ luôn mơ hồ nhớ lại những chuyện xưa cũ: việc họ từng có một người con trai “khi ở ngoài trời,

- 55 -

vài mảnh vụ ký ức đã tìm đường trở về với ông: một khoảnh khắc nhỏ nhoi khi ông bước trên hành lang trung tâm dài trong khu hầm ngầm, cánh tay ông quàng qua ôm lấy một trong mấy đứa con của mình, dáng đi của ông hơi cúi xuống, không phải vì tuổi tác, thứ rất có thể khiến ông phải còng xuống hiện giờ, mà vì ông muốn tránh đập đầu vào các thanh rầm trong thứ ánh sáng âm u” [16]; hay việc đôi vợ chồng từng làm tổn thương lẫn nhau “Em đang nghĩ về một đêm, cách đây đã lâu lắm rồi Axl ạ. Khi anh đã đi, bỏ lại em một mình trên giường, tự hỏi không biết liệu anh có bao giờ trở lại nữa không... Đêm đó cũng tối như mọi đêm khác, em ngồi đó, một mình trên giường, trong lúc vẫn biết rõ anh đã bỏ đi với một người trẻ hơn và xinh đẹp hơn mình” [16]. Những ký ức mơ hồ đó lần lượt hiển hiện và được kể song hành cùng chuyến đi tìm hiểu về sự thật của màn sương mù. Sự gấp khúc, đòng hiện này còn được thể hiện rõ ràng trong cách triển khai sự việc ở chương 13, khi ông Axl và bà Beatrice được một cô bé giúp đỡ và nhờ đưa con dê tẩm độc cho rồng cái Querig ăn thịt nhằm giết chết nó. Đầu chương 13 là hình ảnh của đôi vợ chồng già dắt con dê lên đỉnh đồi “Axl thấy rõ địa hình đồi núi này quả là vô cùng quen thuộc với con dê. Nó đang sung sướng gặm đám cỏ lởm chởm mọc lẫn thạch nam, chẳng thèm để ý tới gió máy...” [16], sau đó người kể chuyện lại quay ngược về sáng hôm trước để kể về việc họ xin nghỉ chân ở nhà của ba đứa trẻ là chủ của con dê “Con dê vẫn gặm cỏ một cách ngon lành không kém gì buổi sáng lúc nãy, khi họ bất chợt trông thấy ngôi nhà nhỏ xây bằng đá (...) Ngay phía trước ngôi nhà, lúc ấy đang phủ trong ánh nắng mặt trời sáng rực rỡ, là một khu đất được rào kín để giữ gia súc, chủ duy nhất bên trong là một chú dê” [16], và lại quay về hiện tại để kể tiếp tục cuộc hành trình của hai người rồi lại quay về quá khứ kể về mục đích họ dắt theo con dê theo lời nhờ vả của những đứa trẻ. Cứ như vậy lập đi lập lại toàn bộ chương 13, gồm những đoạn nhỏ xen lẫn nhau được phân biệt với nhau bằng những ký hiệu “****” để đánh dấu cho người đọc biết sự việc ông bà Axl, Beatrice dẫn dê lên đồi cho rồng ăn (hiện tại) với sự việc họ được giúp đỡ bởi cô bé và nhờ vả họ đem con dê lên cho rồng ăn (quá khứ).

Trên chuyến du hành của người quản gia trong Tàn ngày để lại tồn tại hai lộ trình song song nhưng ngược nhau: con đường đi đến miền Tây nước Anh và con đường quay ngược trở về quá khứ trong miền hồi ức. Ở thực tại, người quản gia Stevens đang thực hiện một chuyến đi về vùng Cornwall nhằm xác nhận những nghi ngờ trong lá thư mà cô Kenton đã gửi, qua đó mong muốn có thể mời cô về làm việc lại trong dinh thự Darlington để khắc phục các sa sút hiện tại trong căn nhà. Và song song trên con đường ấy, những mảng ký ức trước kia, những câu chuyện trong quá khứ được tác giả kể lại chêm vào một cách đồng hiện với hiện tại. Như khi gặp khó khăn trong việc nói đùa kiểu bông lơn với ông chủ mới “tôi

- 56 -

không gột bỏ được cảm giác rằng ông Farraday không hài lòng với cách tôi đáp lại những lời bông lơn này khác của ông” [14; tr.29], thì những buổi tối gặp gỡ để trò chuyện với các quản gia đồng liêu bên bếp lửa hồi dinh Darlington còn tấp nập khách khứa lại hiện về với Stevens “trong những ngày rộn rịp ấy, tại phòng gia nhân của chúng tôi thường tập hợp những quản gia thuộc loại lành nghề nhất nước Anh, cùng đàm luận đến đêm khuya bên bếp lửa” [14; tr.30]. Hay đang nghỉ ngơi trong nhà khách ở thành phố Salisbury vào sáng ngày thứ hai của chuyến hành trình “Vào giờ khắc tĩnh lặng này khi tôi chờ thế giới xung quanh tỉnh giấc, tôi nhận thấy mình đương nhẩm lại trong đầu nhiều đoạn từ lá thư của cô Kenton” [14; tr.72], thì những mảng ký ức của Stevens về những cuộc cãi vả với cô Kenton, về người cha quá cố William, về buổi hội thảo năm 1923 “Dinh Darlington đã đầy kín quan khách thuộc đủ quốc tịch, người đàm luận trong phòng, người đứng vẩn vơ trong sảnh, trong các hành lang và chiếu nghỉ” [14; tr.129], lần lượt ùa về tiếp nối nhau tạo thành những đợt sóng hồi cố. Cứ như vậy, trên suốt chuyến đi, khi mải mê ngắm nhìn vẻ đẹp của khung cảnh, hay lúc mơ màng lái xe trên con đường dài, hay đang ngả lưng nghỉ mệt trong các nhà nghỉ phòng trọ, Stevens đã chìm đắm trong kỷ niệm xa xưa, từ đó các câu chuyện của quá khứ hiện về trên cái nền của thực tại.

Đặc biệt, Ishiguro còn mượn thủ pháp Pause (ngừng) của điện ảnh để khiến cho sự hồi cố trở nên mượt mà hơn giống như những thước phim chuyển cảnh từ thực tại nhớ về quá khứ một cách chuyên nghiệp. Tại thời điểm Kathy làm người chăm sóc, cô có một thói quen là rong đuổi khắp các miền quê và ngắm nhìn cánh đồng và những khung cảnh xung quanh nó “Khi đi ngang qua một góc cánh đồng phủ sương, hay nhìn thấy một phần của căn nhà lớn xa xa trong lúc xuôi xuống theo triền thung lũng” [15; tr.16]. Ngay lúc đó, người kể chuyện đã dừng lại không kể tiếp sự việc ở hiện tại nữa, bởi những căn nhà lớn kia đã gợi nhắc Kathy về hình bóng của căn nhà thể chất ở Hailsham và quay trở về quá khứ để kể những sự việc từng xảy ra ở đây “Hồi đó chúng tôi rất yêu cái nhà thể chất của mình (...) Tôi vẫn nhớ hồi còn ở lớp Sơ, chúng tôi hay nài nỉ các giám thị giờ học sau hãy học ngoài nhà thể chất (...) Thế rồi khi chúng tôi học lớp Cao 2 – vào tuổi mười hai bước sang mười ba – thì nhà thể chất trở thành nơi chúng tôi ẩn náu” [15; tr.16]. Có lúc Kathy đang kể về cuốn băng của mình “... tôi đánh mất băng nhạc mà tôi ưa thích. Tôi vẫn còn một bản sao của cuốn băng đó và cho tới gần đây tôi vẫn thỉnh thoảng nghe lại trong khi lái xe (...) Đó là cuốn băng mà Tommy và tôi đã tìm được ở Norfolk” [15; tr.100], thì cô đã tạm dừng lại việc kể về cuốn băng ấy của mình và chuyển sang kể về Norfolk mà họ học được trong các bài giảng của cô

- 57 -

Emily “Trước khi kể tiếp, tôi cần giải thích về cái chuyện về Norfolk của chúng tôi hồi đó (...) Chính cô Emily đã dạy cho chúng tôi về các hạt của nước Anh” [15; tr.101].

Ở hai cuốn tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi và Tàn ngày để lại, mặc dù cốt truyện gấp khúc làm đồng hiện giữa quá khứ và thực tại, thế nhưng độc giả vẫn khá dễ dàng nắm bắt câu chuyện hơn bởi vì những sự kiện trong quá khứ được người kể chuyện kể lại một cách khá tuần tự. Mãi đừng xa tôi có 23 chương nằm trong 3 phần truyện chính, 3 phần truyện này đại diện cho các mốc quan trọng của cuộc đời Kathy H: Phần 1 là cuộc sống ở Hailsham; Phần 2 là cuộc sống ở Nhà Tranh; Phần 3 là khi cô trở thành người chăm sóc. Có thể thấy câu chuyện thực tại chỉ diễn ra trong phần 3 của câu chuyện, khi Kathy ở hiện tại hồi ức về quãng đời trước kia của mình cũng kể theo trình tự khi ở Hailsham rồi đến Nhà Tranh. Chính sự sắp xếp các phần này giúp người đọc xâu chuỗi dễ dàng hơn những gì mà Kathy đã trải qua trong cuộc đời mình. Hay trong Tàn ngày để lại, kết cấu của cuốn tiểu thuyết đi theo một trình tự thời gian rất rõ ràng. Tác phẩm không hề phân chương như các cuốn tiểu thuyết khác, mà được tác giả đánh dấu như một cuốn nhật ký của chuyến hành trình sáu ngày: Ngày thứ nhất – tối – ở Salisbury; Ngày thứ hai – sáng – Salisbury; Ngày thứ hai – chiều – Hồ Mortimer, Dorset; Ngày thứ ba – sáng – Taunton, Somerset; Ngày thứ ba – tối – Moscombe, Devon;... Và trong các ngày ấy, những câu chuyện quá khứ cũng được kể lại khá tuần tự, giúp người đọc có thể dễ nắm cốt truyện hơn. Điều này có thể là do hai tác phẩm đều được kể theo dòng hồi tưởng của một nhân vật chính, mặc dù các sự kiện quá khứ và thực tại cùng đồng hiện nhưng không đến nổi khó phân biệt.

Đến với Người khổng lồ ngủ quên, sự đan xen gấp khúc trong cốt truyện lại trở nên mơ hồ và khó nắm bắt hơn nhiều. Có khi đó là những hồi tưởng của đôi vợ chồng già Axl và Beatrice. Có khi lại là những ký ức của thằng bé Edwin về già Steffa “Ta đã để ý đến cháu, cháu bé ạ - già Steffa một lần đã nói với cậu. “Dưới những nắm đấm túi bụi, ánh mắt cháu vẫn điềm tĩnh (...) Chẳng mấy chốc, một ngày nào đó cháu sẽ trở thành một người khiến người ta phải sợ hãi”” [16], về việc mình bị bọn quỷ ăn thịt người bắt đi và chờ đợi Wistan đến cứu “Nhưng Edwin biết cậu không phải hổ thẹn về bản thân mình trong thử thách cam go này. Cậu không hề kêu gào vì sợ hãi mà cũng chẳng van xin lũ quỷ ăn thịt người tha mạng” [16], hay về cuộc gặp gỡ với một cô gái lạ bên hồ nước lúc cậu sắp lên 12 tuổi “Cô gái nằm ngửa trên đám cỏ nhám, người vẹo về một bên. Cô lớn hơn cậu độ vài tuổi - chừng mười lăm hay mười sáu - mắt đang nhìn thẳng vào cậu không chút sợ hãi. Mất một lúc Edwin mới nhận ra rằng tư thế kỳ cục ấy là do hai tay cô bị trói dưới người. Đám cỏ nằm bẹp xung quanh đánh dấu khu vực cô gái đã dùng hai chân ẩy để trườn đi trong cuộc vật lộn” [16]. Có lúc lại là

- 58 -

những dòng hồi ức của hiệp sĩ Gawain về các cuộc chiến năm xưa giữa người Saxon và Briton, về việc ông Axl từng làm sứ giả hòa bình dưới trướng vua Arthur để truyền bá đạo luật nhân đạo đối với những người không liên quan đến cuộc chiến “Anh biết không, chuyện đó xảy ra ở chính những ngôi làng tôi đã từng tới kết bạn dưới danh nghĩa Vua Arthur. Người dân trong một ngôi làng đã gọi tôi là Hiệp sĩ Hòa Bình” [16], cũng như chính sách giết đi toàn bộ người Saxon của vua Arthur nhằm trừ hậu họa về sau “đám phụ nữ, trẻ em và người già, bị bỏ rơi không ai che chở sau khi chúng ta long trọng tuyên bố sẽ không làm hại họ, nhưng tất cả giờ đã bị chính bàn tay chúng ta giết hại, không trừ cả những đứa trẻ nhỏ bé nhất” [16], hay sự thật về việc Merlin đã bỏ bùa chú lên con rồng Querig khiến hơi thở của nó làm mọi người quên đi tất cả. Như thế, cả tác phẩm bị bao trùm bởi những dòng hồi tưởng của nhiều nhân vật khác nhau, không phân định thời gian rõ ràng cũng không có một quy luật sắp xếp theo trật tự nào cả. Chính điều này đã làm cho câu chuyện như một vòng xoáy hỗn độn, khiến độc giả khó nắm bắt trình tự cũng như phân rõ giữa thực tại – quá khứ.

Như vậy có thể thấy, cốt truyện gấp khúc chính là một trong những đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật tự sự của Kazuo Ishiguro. Tác giả đã phân rã câu chuyện tuyến tính thành những mảng tâm trạng của nhân vật và đi sâu vào những tầng bậc tâm trạng của nhân vật với những suy tư, trăn trở, những dằn vặt, day dứt để khám phá con người của thời đại. Bởi thế

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KAZUO ISHIGURO (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)