Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 35)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm

Theo chương trình PT giáo dục phổ thông 26/12/2018, thực hiện đánh giá hoạt động trải nghiệm như sau:

ạMục đích đánh giá

Hoạt động trải nghiệm là đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong

nhà trường.

b. Nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm:

– Đánh giá mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập trong các chủđề hoạt động.

– Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,... của học sinh khi tham gia hoạt động.

–Đánh giá vềcác kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động.

–Đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.

–Đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động.

c. Phương pháp đánh giá

* Cứ liệu đánh giá

Đánh giá kết quả giáo dục cần dựa trên cả hai loại thông tin định tính và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn Thông tin định tính là những thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên và từ các nguồn khác (ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của phụ huynh học sinh và cộng đồng).

Thông tin định lượng là những thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt

động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt

động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao

động,...); sốlượng các sản phẩm hoàn thành và được lưu trong hồ sơ hoạt động.

* Các hình thức đánh giá

- Tự đánh giá: Tự đánh giá là hoạt động đánh giá bản thân do mỗi học sinh thực hiện. Tự đánh giá tạo cơ hội để mỗi học sinh tự xem xét và điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa

cho giáo viên về quan niệm giá trị, nhu cầu rèn luyện và cách thức rèn luyện mong muốn của học sinh. Khi học sinh trở thành người tự giám sát độc lập, giáo viên cần đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ bình đẳng, hợp tác với học sinh để vừa có thể đồng hành cùng các em vừa có định hướng

đánh giá sâu sắc hơn.

Đánh giá đồng đẳng: Đánh giá đồng đẳng là hoạt động đánh giá giữa các học sinh nhằm cung cấp thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ nhaụ

Đánh giá đồng đẳng tạo cơ hội cho học sinh phát triển tinh thần hợp tác, tư duy

phản biện và khả năng thuyết phục người khác. Từ đánh giá đồng đẳng, giáo

viên cũng thu nhận được thông tin về quan niệm giá trị, nhu cầu rèn luyện và cách thức rèn luyện mong muốn của học sinh.

Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng: Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng là ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và của những người có mối quan hệ nhất định với học sinh (thôn bản, tổ dân phố, nơi học sinh tham gia các hoạt động,...) về ý thức, thái độ của học sinh trong cuộc sống hằng ngày và trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm. Đánh giá của cha mẹ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn sinh và cộng đồng giúp học sinh và giáo viên có thông tin đầy đủ, toàn diện

hơn về sự phát triển của học sinh trong quá trình rèn luyện. Giáo viên chủđộng lập kế hoạch lấy ý kiến cha mẹ học sinh và cộng đồng bằng hình thức phù hợp (lấy ý kiến thường xuyên hoặc định kì; qua trao đổi trực tiếp hoặc qua phiếu nhận xét). Khi lấy ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh và cộng đồng, cần tập trung vào mục tiêu giáo dục, làm rõ những gì học sinh đã thực hiện tốt, những gì cần cải thiện và phản hồi, gợi ý cho học sinh về hướng tiếp tục rèn luyện đểđáp ứng mục tiêu giáo dục.

Đánh giá của giáo viên: Đánh giá của giáo viên là sự thu thập, xử lí các thông tin về quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động (qua bài kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) và về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động được tổ chức trên lớp học, hoạt

động nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngàỵ Giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với các giáo viên khác có liên quan đến học sinh để thống nhất đánh giá về học sinh.

d.Tổng hợp kết quảđánh giá

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá từ

những đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh,

đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng. Đối với cấp tiểu học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cuối năm đối với từng học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường

xuyên định kì về phẩm chất và năng lực theo 3 mức:

+ Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu của giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên + Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên. + Cần cố gắng: chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ởtrường tiểu học

1.4.1. Lp kế hoch t chức hoạt động tri nghim cho hc sinh tiu hc

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần xác

định những vấn đề chẳng hạn: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự

báo khả năng; lựa chọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con

đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như: xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt

được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt

được mục tiêu đặt rạ Lập kế hoạch quản lý hoạt động TN cho học sinh, người cán bộ quản lý trường học cần thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà QL phải tiến hành những công việc cơ bản sau:

- Đánh giá thực trạng của nhà trường liên quan đến hoạt động trải nghiệm, làm rõ điều kiện nguồn lực đáp ứng cho hoạt động trải nghiệm.

- Xác định các mục tiêu có tính khả thị

- Lựa chọn được những hoạt động trải nghiệm tiến hành theo chủ đề của tuần, tháng, kỳ, năm học của từng bộ môn, cách thức tiến hành, quan tâm đến nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo về: trải nghiệm nhận thức, trải nghiệm xã hội, trải nghiệm tình cảm, trải nghiệm mô phỏng thông qua trò chơi,…

+ Trải nghiệm nhận thức được thiết kế theo chủđề môn học hay liên môn. + Trải nghiệm xã hội được thiết kế theo các chủ đề liên quan đến giải quyết vấn đề xã hội như: dân số, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, hòa nhập, bản sắc văn hóa dân tộc, đói nghèo,…

+ Trải nghiệm tình cảm được thiết kế theo các chủ đề về văn hóa, nghệ

thuật đòi hỏi học sinh phải thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình trước các vấn

đề nêu rạ

- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả cho hoạt động trải nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

* Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch họat động trải nghiệm:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các môn học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động TN cho từng khối lớp hoặc toàn

trường và chỉđạo giáo viên tổ chức thực hiện. - Phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết, thể hiện: + Tên, nội dung kế hoạch

+ Mục tiêu của hoạt động: rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khảnăng, năng lực của học sinh tiểu học,...

+ Nội dung của hoạt động trải nghiệm: cần phù hợp và có mối quan hệ

với hoạt động dạy học, rèn luyện đạo đức, kỹnăng sống cho học sinh tiểu học. + Đối tượng tham gia: CBGV, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan.

+ Nguồn lực hỗ trợ: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự

phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. + Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ.

+ Kết quả cần đạt được: Sự mở rộng về nhận thức, sự phát triển về kỹ năng hành vi ở học sinh.

+ Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm.

- Phải đảm bảo tính khả thi: kế hoạch xây dựng cần gắn với nguồn lực thực hiện và tổ chức được HĐTN cho học sinh tiểu học.

- Phải đảm bảo tính mới: Chương trình HĐTN thể hiện được sự khác biệt, mới lạ so với các chương trình trải nghiệm cũ, đã thực hiện trước đó nhưng đảm bảo theo yêu cầu chương trình PT giáo dục PT hiện hành.

1.4.2. T chức thc hin hoạt động tri nghim cho hc sinh trường tiu hc

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức HĐTN do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, và đại diện của các tổ chức đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn thể (Đoàn thanh niên; Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh) và đại diện giáo viên ở các khối lớp, các tổ chức trong và ngoài nhà trường có liên quan.

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch HĐTN. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở

vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, điểm mạnh,

điểm yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp” để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

- Nhiệm vụ tổ chức thực hiện các HĐTN trong trường tiểu học là trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ

giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụtrách Độị

Đội ngũ cán bộ phụtrách Đội chính là giáo viên Tổng phụ trách của nhà

trường sẽ là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên về văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí cho học sinh thông qua các chuyên đề

vềĐộị

Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp xây dựng kế

hoạch và tổ chức thực hiện các HĐTN cho học sinh thông qua các môn học do mình phụ trách giảng dạỵ

Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên nếu thấy cần thiết,

huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành HĐTN cho học sinh. Việc

huy động các nguồn tài chính để tổ chức HĐTN cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau như: ngân sách nhà nước, cha mẹ học sinh đóng góp, các cá nhân, đơn vịngoài trường tài trợ,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn - Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện HĐTN diễn

ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà

trường, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh

Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi còn nhỏ, đang phát triển hệ vận động và ý thức… nên việc lĩnh hội kiến thức, kỹnăng đối với HS cần truyền tải kiến thức, kỹ năng đúng, đủ, được phát triển một cách "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, hợp lý", tránh nặng nề, gây cho học sinh những áp lực tinh thần, phản tác dụng giáo dục.

Việc giáo dục học sinh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục, đó là: gia đình, nhà trường và xã hộị Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, GVBM, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đoàn phường, xã, Công an, Phụ

nữ, các đơn vị kết nghĩạ.. Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

để tổ chức tốt HĐTN chính là thực hiện XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.

1.4.3. Ch đạo trin khai các hoạt động tri nghim cho hc sinh trường tiu hc tiu hc

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN là sự can thiệp của Hiệu

trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý HĐTN để bảo đảm việc thực hiện trải nghiệm sáng tạo được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo HĐTN sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho người

dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.

Công tác chỉ đạo thực hiện HĐTN trong trường tiểu học được tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn - Chỉđạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTN

Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM, GVCN, TPT Đội xây dựng kế hoạch,

chương trình HĐTN dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường tiểu học. GVBM và GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS tiểu học tham gia các HĐTN theo chủ đề, chủ điểm và dạy các môn học. Do đó, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung:

+ Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên

như: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung HĐTN cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung (theo môn học, liên môn, giáo dục đạo

đức, lối sống, hoạt động xã hội, mô phỏng,…).

+Xây dựng nội dung HĐTN và địa điểm thực hiện (hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nàỏ vai trò của GVBM, GVCN ra saỏ thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản của học sinh ra saỏ...).

+ Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm, chủ đề (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nàỏ kết quả ra saỏ...).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 35)