7. Phương pháp nghiên cứu
1.4.3. Chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trường
và ý thức… nên việc lĩnh hội kiến thức, kỹnăng đối với HS cần truyền tải kiến thức, kỹ năng đúng, đủ, được phát triển một cách "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, hợp lý", tránh nặng nề, gây cho học sinh những áp lực tinh thần, phản tác dụng giáo dục.
Việc giáo dục học sinh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục, đó là: gia đình, nhà trường và xã hộị Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, GVBM, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đoàn phường, xã, Công an, Phụ
nữ, các đơn vị kết nghĩạ.. Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
để tổ chức tốt HĐTN chính là thực hiện XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.
1.4.3. Chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học tiểu học
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN là sự can thiệp của Hiệu
trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý HĐTN để bảo đảm việc thực hiện trải nghiệm sáng tạo được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo HĐTN sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho người
dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.
Công tác chỉ đạo thực hiện HĐTN trong trường tiểu học được tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn - Chỉđạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTN
Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM, GVCN, TPT Đội xây dựng kế hoạch,
chương trình HĐTN dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường tiểu học. GVBM và GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS tiểu học tham gia các HĐTN theo chủ đề, chủ điểm và dạy các môn học. Do đó, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung:
+ Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên
như: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung HĐTN cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung (theo môn học, liên môn, giáo dục đạo
đức, lối sống, hoạt động xã hội, mô phỏng,…).
+Xây dựng nội dung HĐTN và địa điểm thực hiện (hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nàỏ vai trò của GVBM, GVCN ra saỏ thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản của học sinh ra saỏ...).
+ Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm, chủ đề (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nàỏ kết quả ra saỏ...).
+ Chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ phụ trách
Đội, cha mẹ HS để thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động trải nghiệm, phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh; chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học.
- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: hoạt động trải nghiệm càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm ngoài thực tế và nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn - Chỉđạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm Hiệu trưởng cần phải: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học, nội dung giáo dục và nhiệm vụ của học kỳvà năm học; Căn cứ vào kế hoạch học tập chính khóa của học sinh theo khối lớp; Căn cứ vào đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh tiểu học theo vùng miền; Căn cứ vào điều kiện tài chính, cơ sở
vật chất của nhà trường, từđó chỉđạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động trải nghiệm và thực hiện kế hoạch hoạt hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, thời gian, đa
dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham giạ Hoạt động trải nghiệm phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm cuộc sống thực tế
gắn việc “học đi đôi hành”
Thông qua hoạt động trải nghiệm giáo viên củng cố, mở rộng tri thức đã
học cho học sinh, rèn kĩ năng thực hành, khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo trong cuộc sống cho học sinh.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho
HĐTN như các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để HĐTN được tiến hành thuận lợi, mang lại hiệu quả thông qua huy động ngân sách của nhà nước, từ
cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ. - Chỉđạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quảHĐTN.
Đánh giá kết quả HĐTN có tác dụng tạo động lực cho hoạt động phát triển và hiệu quả.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả HĐTN nhằm phân loại, có biện pháp kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo
động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả.