Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 93 - 114)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.5. Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học

các trường tiu hc

* Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh giúp cho việc triển khai mục tiêu, nội dung chương trình, phương

pháp và hình thức tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả caọ

Thông qua cơ chế giám sát, giúp giáo viên và học sinh tự kiểm tra, tự giám sát các kết quả hoạt động để kịp thời điều chỉnh quá trình hoạt động trải nghiệm của học sinh đạt hiệu quả.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế giám sát tổ chức hoạt

động trải nghiệm của học sinh tiểu học trên quy mô toàn trường, quy mô khối lớp và quy mô từng lớp, có chế tài xử lý nếu giáo viên, học sinh vi phạm những

84

quy định chung về mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm đã được phê duyệt.

- Hiệu trưởng chỉđạo giáo viên, Tổng phụtrách đội làm tốt các nội dung

để làm cơ sở tiền để xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế giám sát: về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, tiêu chí và công cụđo kết quả đạt được

ở mỗi học sinh và tập thể học sinh.

- Triển khai thống nhất tiêu chí giám sát quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trong nhà trường theo từng quy mô tổ chức hoạt động.

- Ban giám hiệu thường xuyên tiến hành kiểm tra kế hoạch giáo dục của GVCN qua từng chủđềtrước khi tiến hành.

+ Hướng dẫn GVCN thiết kế hoạt động giáo dục theo mẫu và thống nhất

tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh tham gia hoạt động giáo dục.

+ Sau các hoạt động giáo dục Ban giám hiệu thu thập thông tin qua báo cáo tổng kết hoạt động trải nghiệm của từng lớp, kết hợp báo cáo tổng kết của GVCN.

+ Thông báo kết quả đánh giá hoạt động giáo dục của các lớp trước toàn

trường và trong các cuộc họp GVCN.

- Ngoài ra, Hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm do giáo viên tổ chức

trong khuôn viên nhà trường hoặc ngoài khuôn viên nhà trường, kiểm tra hoạt

động của giáo viên từ khâu thiết kế kịch bản, đến khâu tổ chức hoạt động và

đánh giá kết quả hoạt động. Kiểm tra ý thức thái độ tham gia và những kết quả đạt được của học sinh. Những kết quả kiểm tra phải được phản hồi tới giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh nâng cao chất lượng hoạt động.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên phải hiểu đúng về hoạt động trải nghiệm của học sinh, có kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

85

- Cán bộ tham gia đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủđề giáo dục phải công bằng, khách quan.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, phụ thuộc vào nhau, việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ chi phối việc thực hiện các biện pháp còn lại vì vậy cần phối hợp hài hoà các biện pháp trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả

hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

Năm biện pháp trên đều có vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau, mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nàọ Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn. Trong các biện pháp nêu trên biện pháp 1 có tính cơ sở, nhóm các biện pháp 2,3 là các biện pháp quản lý cơ bản, nhóm các biện pháp 4,5 là các biện pháp có tính điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý. Muốn

đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học

sinh thì không được coi nhẹ biện pháp nào, mà cần thực hiện một cách đồng bộ

tất cả các biện pháp vì các biện pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ

ràng buộc lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Đối tượng kho sát

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất chúng tôi thăm dò, lấy ý kiến của CBQL, GV nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từ đó, có cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất trong việc tổ chức các hoạt

động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

86

3.4.2. Cách thức tiến hành kho sát

- Xây dựng phiếu khảo sát về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp (phụ lục 2), xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

- Đối tượng xin ý kiến gồm 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu

trưởng) và 20 giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và cán bộĐoàn, Tổng phụ trách Đội ở các trường Tiểu học trong thành phố Hạ Long.

3.4.3. Mục đích, ni dung kho sát

Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động trải nghiệm.

3.4.4. Kết qu kho sát

* Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ởcác trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTN của HS ởcác trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long

Biện pháp

Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và điều kiện các trường tiểu học 22 73.33 8 26.67 0 0 0 0 Huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 20 66.67 8 26.67 2 6.67 0 0

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao

năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý và

giáo viên trường tiểu học

20 66.67 6 20 4 13.33 0 0

Chỉ đạo đa dạng hóa các loại

hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

15 50 12 40 3 10 0 0

Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh ởcác trường tiểu học

87

* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ởcác trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN của HS ởcác trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long

Biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc

điểm lứa tuổi HS và điều kiện các trường tiểu học

13 43.33 10 33.33 7 23.33 0 0

Huy động các nguồn lực

để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

15 50 9 30 6 20 0 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học 14 46.67 10 33.33 6 20 0 0

Chỉ đạo đa dạng hóa các

loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh các

trường tiểu học 17 56.67 11 36.67 2 6.67 0 0 Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học 14 46.67 12 40 4 13.33 0 0

88

Sáu biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả

thi caọ Có từ 43.3% đến 53.3% CBQL, CBĐ, GV được hỏi cho ý kiến đánh

giá các biện pháp quản lý HĐTN là rất khả thi và từ 50 đến 73,33 cho rằng rất cấp thiết. Trong đó cao nhất là biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt

động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và điều kiện các trường tiểu học” (có tỉ lệ là 73.33%); cho là rất cấp thiết còn biện pháp “Chỉ đạo đa

dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học”

có tỉ lệ là 56,67% cho rằng rất khả thi và biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế

hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và điều kiện các

trường tiểu học” tỉ lệ 43.33%). Và vẫn còn khoảng từ 6.67% đến 23.33% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả

khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và khả thi có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

89

Kết luận chương 3

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế về quản lý hoạt động trải nghiệm đề tài đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng; đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và tính hệ thống.

Đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý đó là:

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn các trường tiểu học

Biện pháp 2: Tổ chức huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 3: Chỉđạo bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học

Biện pháp 4: Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh ởcác trường tiểu học

Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng qua khảo sát có tính cần thiết và khả thi caọ Đây là thuận lợi rất quan trọng để các

nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học hoạt động có mục đích, nội

dung, chương trình hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, tình cảm, kỹ năng sống,… Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học theo chương trình giáo

dục phổ thông mới, hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện các công việc sau

đây: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động theo nội dung chương trình, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng và được phê duyệt; kiểm tra

đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh

cũng như tác động của hoạt động tới nhà trường, cộng đồng. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng; Năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh của đội ngũ GV; Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho HĐTN; Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ; Chính sách phát triển của Ngành; Thái độ, hứng thú tham gia hoạt động của học sinh.

Hiệu trưởng và cán bộ quản lý phải bám sát mục tiêu chung của cấp học và mục tiêu của từng loại hình hoạt động, chủ đề hoạt động để triển khai một cách hiệu quả. Xây dựng điều kiện tổ chức hoạt động khoa học, huy động tối đa

các nguồn lực, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để phục vụ

cho hoạt động giáo dục học sinh.

Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ

Long, tỉnh Quảng Ninh đã được quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học và đặc điểm tâm lý học sinh vùng miền, tuy nhiên còn hạn chế ở một số nội dung, hình thức tổ chức… nguyên

91

kiện đảm bảo cho các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực tổ chức hoạt

động trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế,...

Công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai theo các chức

năng quản lý, công tác lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động trải nghiệm

đã được tiến hành với nhiều nội dung được đánh giá từ mức thường xuyên trở

lên. Bên cạnh đó có nhiều nội dung còn được đánh giá ở mức trung bình, đặc biệt hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học

sinh chưa được tiến hành hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng là do năng lực quản lý của nhà trường, năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên; năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động của nhà trường và giáo viên còn hạn chế ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như điều kiện đảm bảo chất

lượng cho hoạt động trải nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu,...

Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đề tài luận

văn đề xuất 5 biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh có giá trị

thực tiễn.

Các biện pháp đề xuất của đề tài đã qua khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi cao; Đòi hỏi trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối vi Phòng Giáo dc - Đào tạo thành ph H Long

Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long cần có văn bản chỉ đạo

hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học nhằm tạo động lực cho giáo viên triển khai có hiệu quả các hoạt động.

Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long cần có kế hoạch và tổ

chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học về tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long cần định hướng cho các

trường vềcơ chế phối hợp với các lực lượng xã hội để tổ chức có hiệu quả hoạt

92

2.2. Đối vi Ban giám hiệu trường tiu hc

Căn cứ tình hình cụ thể của trường phát huy thời cơ, nội lực; huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài trường tích cực, tận tâm đối với hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục; thúc đẩy giáo dục phát triển. Xây dựng được kế

hoạch hoạt động giáo dục cho từng năm, từng khóa học trên cơ sởchương trình

chung của Bộ, có tính đến đặc thù của trường tiểu học tại địa bàn.

Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh và cách thức triển khai tổ chức của giáo viên cũng như các điều kiện đảm bảo hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 93 - 114)