Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 93)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học

các trường tiu hc

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đa dạng hóa các loại hình hoạt động của học sinh, tạo sự hấp dẫn cho HS trong các hoạt động trải nghiệm qua các hình thức phong phú, hấp dẫn cho mọi loại hình hoạt động, tạo môi trường để học sinh thực sự được trải

82

nghiệm về kiến thức, kỹ năng đã học, trải nghiệm về xúc cảm tình cảm trong mọi mối quan hệ, trải nghiệm về kỹnăng hành vi ứng xử trong quan hệđạo đức và quan hệ xã hội,... Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học phát triển môi trường học tập, rèn luyện và tự rèn luyện cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách, học tập, rèn luyện

trong môi trường hợp tác đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện naỵ

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cần có văn bản hướng dẫn, chỉđạo và yêu cầu GV cần phải luôn làm mới các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng cách tổ chức hoạt động phải đa dạng và có sự thay đổi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm của học sinh, phù hợp với khả năng, tâm lý lứa tuổi học sinh.

- Hướng dẫn GV tiến hành khảo sát nhu cầu học sinh, gợi ý các chủ đề, chủđiểm để HS cùng lựa chọn nội dung, làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch hoạt

động trải nghiệm với hình thức phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo HS tham giạ - Bản thân hoạt động trải nghiệm của học sinh rất đa dạng, nếu biết đầu

tư và khai thác sẽ giúp HS hứng thú hơn với các hoạt động trải nghiệm, cần cân

đối giữa các hoạt động trong trường với hoạt động trải nghiệm ngoài trường.

Cân đối giữa các hình thức sân khấu hóa với hình thức thực hành, thực tế,... - Do tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh, người quản lý nhà trường cần chú ý tới nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em HS, để tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt

động một cách tự giác và đạt hiệu quả cao nhất.

Các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hình thức tổ chức hoạt động phải luôn

đổi mới, không nên để tình trạng hoạt động năm này giống hệt hoạt động năm trước, hoặc hoạt động của các khối lớp trùng nhau dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thu khi tham gia hoạt động.

Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo từng lĩnh vực trải nghiệm sao cho phù hợp: lĩnh vực học tập, lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống, lĩnh vực trải nghiệm xúc cảm, tình cảm, lĩnh vực trải nghiệm mô phỏng...

83

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp và các tổ chuyên môn tăng

cường tổ chức hoạt động theo hình thức câu lạc bộ môn học, hoạt động theo chủ đề liên môn có tác dụng phát triển năng lực học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với cha mẹ học sinh tăng cường tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, cắm trại để phát triển môi trường trải nghiệm cho học sinh.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động TNST, có kiến thức về hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Ngay từ đầu năm học phải xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng học kì, để làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, tránh trùng chéo với các công việc khác của nhà trường và địa phương.

Hiệu trưởng cần xây dựng chế tài xử lý về tổ chức hoạt động trải nghiệm về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)