Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 46)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của

người Hiệu trưởng. Sự quyết đoán, tinh thần cầu tiến giúp cho Hiệu trưởng có khả năng tiếp cận và phát triển các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh của GV, Tổng phụtrách Đội

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn với nhiều chủđề phong phú, đa dạng, thể hiện các trạng thái động từ kiến thức

đến hình thức, do vậy đòi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹnăng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, sự năng động, sáng tạo và tâm huyết. Nếu

năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thểđạt kết quả tốt được.

* Nhận thức, hứng thú của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm

Tư duy của học sinh tiểu học đang phát triển, phát triển năng lực sở trường, phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự

tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)