Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Chính sách phát triển của Ngành

Ngành giáo dục xây dựng chính sách phát triển cho ngành về các cấp quản lý, các giáo viên và đặc biệt các em học sinh trong trau dồi kiến thức, kỹ năng,… Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trải nghiệm cần đạt yêu cầu: Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước; Bước

đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan

tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia

đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; Trung thực với bản thân và người

khác; Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện..Đây là những căn

cứ bản lề giúp quá trình học tập trải nghiệm thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

* Điều kiện tổ chức cho HĐTN

Bao gồm điều kiện vềcơ sở vật chất và nguồn kinh phí thực hiện HĐTN. Đây là nhân tố có tác dụng hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm tiến hành có môi

trường một cách hiệu quả. Các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm được huy động từ ngân sách nhà nước, cha mẹ phụ huynh HS, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… Tùy vào từng địa bàn mà nguồn kinh phí dành cho các

HĐTN huy động nhiều hay ít, nhất là các trường tiểu học ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc là rất hạn chế nguồn lực nàỵ Khả năng huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần

đem lại kết quảcho HĐTN ở các trường.

* Lực lượng tham gia tổ chức HĐTN

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hộị Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác

ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế - xã hội; hội cha mẹ học sinh...

Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà

trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo

được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các

lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con

em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho học sinh.

Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơị Ngoài ra, việc phối hợp giữa

gia đình - nhà trường - xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường TH trở lên thống nhất, hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà

trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộđến nhân cách học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Kết luận chương 1

Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh: huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh

giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thểvà các năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm.

Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻọ Các

cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương.

- Xác định một số nội dung cơ bản quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh TH như:

+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. + Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. + Chỉđạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh

hưởng như: trình độ năng lực của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế,

văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh TH. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và

đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hi ca Thành ph H Long

2.1.1.1. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2018, GDP của thành phố đạt 32.000 tỷ đồng chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm. Theo

quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:

- Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng.

- Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong.

- Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt

Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy.

- Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châụ

- Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng. Thành phố có 1.470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Cơ cấu nền kinh tế như trên thể hiện tốt việc chuyển dịch nền kinh tế

"nâu" sang nền kinh tế "xanh", giá trị đem lại cho nền kinh tế thể hiện quả

GRDP giảm bớt phụ thuộc vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy vậy, hiện tổng sản phẩm (GRDP) của Thành phố có sự đóng góp tương đối cao từ

thuế sản phẩm, chiếm 31,2% năm 2018.

2.1.1.2. Điều kiện xã hội

Dân số trung bình của thành phố Hạ Long là gần 240 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%, tổng số lao động là 130 nghìn người, tỷ lệ lao

động so với dân số khoảng 54%. Thành phố Hạ Long là thành phố có nguồn nhân lực dồi dào (hiện có trên 200 ngàn người), có trình độ kỹ thuật cao, đây sẽ

là nguồn lực đáp ứng cho phát triển các loại hình du lịch, thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương laị Nguồn lao động dồi dào cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển. Thu nhập bình quân của lao động khoảng 61 triệu

đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,58%, thấp so với mức chung của tỉnh Quảng Ninh (1%).

Thành phố Hạ Long có nguồn lao động trẻ và dồi dào, sốngười trong độ

tuổi lao động chiếm một phần lớn trong tổng số dân thành phố Hạ Long và có

xu hướng tăng lên trong những năm gần đâỵ Năm 2016 tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long đạt 52,87%. Tuy nhiên đến năm 2017 và năm 2018

tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long tăng chút ít lên khoảng 54%,

như vậy là mức tăng không đáng kể. Có thể nói sốngười trong độ tuổi lao động

qua các năm vẫn tương đối ổn định.

Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh chiếm ưu thế là lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản do đặc điểm của ngành nông, lâm thủy sản là nhóm ngành cần nhiều lao động phổ thông và việc có vị trí gần biển của tỉnh cũng góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn vụ với sốlượng lao động năm 2018 là 43,1 nghìn người, chiếm tỷ lệ khoảng 36%

và đứng vị trí thứba là lao động trong nhóm ngành công nghiệp,xây dựng. Thành phố Hạ Long với đặc điểm có tài nguyên văn hóa, du lịch phong phú nên cũng hấp dẫn một lực lượng lớn lao đông vào nhóm ngành dịch vụ. Có thể nói cơ cấu lao

động của Thành phố Hạ Long có xu hướng chuyển dịch từ ngành nông, lâm, thủy sản sang ngành Công nghiệp- Xây dựng và dịch vụ. Ngành du lịch đã góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho sốlượng lớn lao động trên địa bàn thành phố.

Với vị trí là trung tâm xã hội của tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long có tổng dân số

lớn với mức tăng dân số nhanh. Xét về phần lớn các lĩnh vực xã hội, Hạ Long đã

có những kết quả đáng khen ngợi, đặc biệt là khi so sánh với các địa phương lân

cận. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Hạ Long sẽ đặc biệt cần đầu tư đáng kể

vào giáo dục, đào tạo, y tế và các dự án xã hội khác nhằm đạt được mục tiêu đã đặt rạ

2.1.2. Khái quát v giáo dc tiu hc thành ph H Long, tnh Qung Ninh

Có thể thấy, với những cách làm sáng tạo, nhiều năm qua, phong trào thi đua dạy tốt - học tốt ở ngành Giáo dục Hạ Long đã thực sự đi vào chiều sâu, phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, từng trường học, tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng, hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường. Hiện nay thành phố đang triển khai khá hiệu quả việc dạy học tích hợp rèn kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động giáo dục, dạy học theo mô hình VNEN,

tăng cường thực hiện chương trình học 2 buổi /ngày với thời lượng tối đa không

quá 7 tiết/ngày, quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình môn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Bảng 2.1: Quy mô các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2018

Trường

Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019

Số trường Số lớp Số HS Số trường Số lớp Số HS Số trường Số lớp Số HS Công lập 17 610 23.427 17 631 24.541 17 650 26.146 Ngoài công lập 38 978 54 1.426 64 1.883 Tổng 17 648 24.405 17 685 25.967 17 714 28.029

(Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long)

Qua bảng số liệu có thể thấy quy mô các trường tiểu học trên địa bàn là 17

trường công lập, quy mô về số lớp và số học sinh không ngừng tăng qua các năm. Năm học 2016-2017 có 610 lớp công lập, 38 lớp ngoài công lập, tổng có 648 lớp học ở cấp tiểu học; Năm học 2017-2018 có 631 lớp công lập, 54 lớp ngoài công lập, tổng có 685 lớp học ở cấp tiểu học; Năm học 2018-2019 có 650 lớp công lập, 64 lớp ngoài công lập, tổng có 714 lớp học ở cấp tiểu học. Như vậy có thể thấy, quy mô sốtrường không tăng, nhưng số lớp và số học sinh tăng sẽ gây các áp lực vềcơ sở vật chất trường học, chất lượng giảng dạy các trường do sĩ sốvượt quá so với quy định, tổ chức ăn bán trú cho học sinh… nguyên nhân của tình trạng này là do các khu công nghiệp như khu công nghiệp Cái lân, Dầu thực vật Cái Lân, cảng Cái Lân, Bệnh viện Bãi Cháy,... Đây là nơi tập trung gia đình công nhân cư trú,

nên việc trường quá tải đã diễn ra mấy năm naỵ

Trong năm học 2018-2019 các trường tiểu học được đầu tư thêm cơ sở vật chất, tại cấp tiểu học có 558 phòng học với 11.219 bộ bàn ghế học sinh; 10 phòng học ngoại ngữ; 5 phòng học thông minh; 29 phòng thư viện, thiết bịđồ dùng; 580 bộ máy vi tính phục vụ làm việc, giảng dạy; 352 bộ máy chiếu… Đây là trang

thiết bị có vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN và quản lý HĐTN của hiệu trưởng

các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh của Hiệu

trưởng các trường tiểu học của thành phố Hạ Long.

2.2.2. Đối tượng kho sát

- 30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổtrưởng CM); 90 giáo

viên 05 trường: Tiểu học Trần Hưng Đạo, Hà Lầm, Cao Xanh, Trần Quốc Toản, Nguyễn Bá Ngọc.

2.2.3. Ni dung kho sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của HS tiểu học.

Thực trạng về tổ chức HĐTN cho HS và quản lý HĐTN các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN ở các trường tiểu học trên

địa bàn thành phố Hạ Long.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo thành phố Hạ Long, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý HĐTN ở các trường tiểu học trên

địa bàn thành phố Hạ Long

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức HĐTN cho học sinh của

GV các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý HĐTN của HT các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTN của HT các trường tiểu học trên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)