Kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 43)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường

Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mớị Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN giúp Hiệu trưởng phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần:

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả HĐTN sát với mục đích

yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm, gắn với mục tiêu chương

trình biên soạn của HĐTN phù hợp với lưa tuổi tiểu học.

Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh

giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Có thể

sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, phỏng vấn ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia trong ngành.

Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh về các nội dung trải nghiệm để

nắm được mức độ tiếp nhận và vận dụng kiến thức chung cũng như các kiến thức mà học sinh tiểu học lĩnh hội được từ các HĐTN, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin giúp điều chỉnh hoạt động của mình.

Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức HĐTN. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến

HĐTN, cuộc thi giữa các đơn vị…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường.

Kiểm tra đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹnăng, hành vi của học sinh. Đánh giá

bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng

lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn Kết thúc quá trình kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó

công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với

HĐTN. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của

chương trình, mục tiêu giáo dục cấp tiểu học. Từ đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học sao cho hợp lý và đưa thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu sử dụng.

Như vậy, quản lý HĐTN của học sinh ở trường tiểu học là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi Hiệu trưởng và

CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đồng thời phát

huy được vai trò của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác

định các chức năng trong quá trình quản lý HĐTN không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý HĐTN là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.5. Các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ởtrường tiểu học

1.5.1. Các yếu t ch quan

* Năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của

người Hiệu trưởng. Sự quyết đoán, tinh thần cầu tiến giúp cho Hiệu trưởng có khả năng tiếp cận và phát triển các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh của GV, Tổng phụtrách Đội

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn với nhiều chủđề phong phú, đa dạng, thể hiện các trạng thái động từ kiến thức

đến hình thức, do vậy đòi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹnăng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, sự năng động, sáng tạo và tâm huyết. Nếu

năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thểđạt kết quả tốt được.

* Nhận thức, hứng thú của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm

Tư duy của học sinh tiểu học đang phát triển, phát triển năng lực sở trường, phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự

tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế.

1.5.2. Các yếu t khách quan

* Chính sách phát triển của Ngành

Ngành giáo dục xây dựng chính sách phát triển cho ngành về các cấp quản lý, các giáo viên và đặc biệt các em học sinh trong trau dồi kiến thức, kỹ năng,… Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trải nghiệm cần đạt yêu cầu: Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước; Bước

đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan

tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia

đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; Trung thực với bản thân và người

khác; Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện..Đây là những căn

cứ bản lề giúp quá trình học tập trải nghiệm thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

* Điều kiện tổ chức cho HĐTN

Bao gồm điều kiện vềcơ sở vật chất và nguồn kinh phí thực hiện HĐTN. Đây là nhân tố có tác dụng hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm tiến hành có môi

trường một cách hiệu quả. Các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm được huy động từ ngân sách nhà nước, cha mẹ phụ huynh HS, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… Tùy vào từng địa bàn mà nguồn kinh phí dành cho các

HĐTN huy động nhiều hay ít, nhất là các trường tiểu học ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc là rất hạn chế nguồn lực nàỵ Khả năng huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần

đem lại kết quảcho HĐTN ở các trường.

* Lực lượng tham gia tổ chức HĐTN

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hộị Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác

ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế - xã hội; hội cha mẹ học sinh...

Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà

trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo

được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các

lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con

em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho học sinh.

Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơị Ngoài ra, việc phối hợp giữa

gia đình - nhà trường - xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường TH trở lên thống nhất, hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà

trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộđến nhân cách học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Kết luận chương 1

Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh: huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh

giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thểvà các năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm.

Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻọ Các

cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương.

- Xác định một số nội dung cơ bản quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh TH như:

+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. + Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. + Chỉđạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh

hưởng như: trình độ năng lực của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế,

văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh TH. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và

đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hi ca Thành ph H Long

2.1.1.1. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2018, GDP của thành phố đạt 32.000 tỷ đồng chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm. Theo

quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:

- Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng.

- Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong.

- Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt

Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy.

- Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châụ

- Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng. Thành phố có 1.470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Cơ cấu nền kinh tế như trên thể hiện tốt việc chuyển dịch nền kinh tế

"nâu" sang nền kinh tế "xanh", giá trị đem lại cho nền kinh tế thể hiện quả

GRDP giảm bớt phụ thuộc vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy vậy, hiện tổng sản phẩm (GRDP) của Thành phố có sự đóng góp tương đối cao từ

thuế sản phẩm, chiếm 31,2% năm 2018.

2.1.1.2. Điều kiện xã hội

Dân số trung bình của thành phố Hạ Long là gần 240 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%, tổng số lao động là 130 nghìn người, tỷ lệ lao

động so với dân số khoảng 54%. Thành phố Hạ Long là thành phố có nguồn nhân lực dồi dào (hiện có trên 200 ngàn người), có trình độ kỹ thuật cao, đây sẽ

là nguồn lực đáp ứng cho phát triển các loại hình du lịch, thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương laị Nguồn lao động dồi dào cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển. Thu nhập bình quân của lao động khoảng 61 triệu

đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,58%, thấp so với mức chung của tỉnh Quảng Ninh (1%).

Thành phố Hạ Long có nguồn lao động trẻ và dồi dào, sốngười trong độ

tuổi lao động chiếm một phần lớn trong tổng số dân thành phố Hạ Long và có

xu hướng tăng lên trong những năm gần đâỵ Năm 2016 tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long đạt 52,87%. Tuy nhiên đến năm 2017 và năm 2018

tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long tăng chút ít lên khoảng 54%,

như vậy là mức tăng không đáng kể. Có thể nói sốngười trong độ tuổi lao động

qua các năm vẫn tương đối ổn định.

Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh chiếm ưu thế là lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản do đặc điểm của ngành nông, lâm thủy sản là nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 43)