Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 84)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một

trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long cần phải hoàn toàn phụ thuộc

vào điều kiện thực tiễn của trường đó và điều kiện văn hóa, kinh tếđịa phương để triển khaị

Biện pháp phải có tính bao quát, cấp thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi; đáp ứng được mục đích giáo dục cấp tiểu học nói chung và mục tiêu của hoạt động trải nghiệm nói riêng. Mỗi nhà trường, mỗi lứa tuổi người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng để áp dụng, do vậy, biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định cả về ý nghĩa giáo dục cá nhân, xã hội và mục tiêu giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long. Hệ thống hóa một số biện pháp đưa ra phải phát huy được vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục cho học sinh. Trong nhà trường, chủ thể của hoạt động giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, ở gia đình chủ thể của hoạt động giáo dục là phụ huynh học sinh và học sinh; phía xã hội chủ thể là cán bộ quản lý xã hội và tổ chức đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Sao Nhi đồng. Vì vậy các biện pháp quản lý

74

đưa ra phải nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý chính trị -

xã hội và của cả người học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 84)