Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 51)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Hạ Long

2.1.1.1. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2018, GDP của thành phố đạt 32.000 tỷ đồng chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm. Theo

quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:

- Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng.

- Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong.

- Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt

Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy.

- Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châụ

- Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng. Thành phố có 1.470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn

Cơ cấu nền kinh tế như trên thể hiện tốt việc chuyển dịch nền kinh tế

"nâu" sang nền kinh tế "xanh", giá trị đem lại cho nền kinh tế thể hiện quả

GRDP giảm bớt phụ thuộc vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy vậy, hiện tổng sản phẩm (GRDP) của Thành phố có sự đóng góp tương đối cao từ

thuế sản phẩm, chiếm 31,2% năm 2018.

2.1.1.2. Điều kiện xã hội

Dân số trung bình của thành phố Hạ Long là gần 240 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%, tổng số lao động là 130 nghìn người, tỷ lệ lao

động so với dân số khoảng 54%. Thành phố Hạ Long là thành phố có nguồn nhân lực dồi dào (hiện có trên 200 ngàn người), có trình độ kỹ thuật cao, đây sẽ

là nguồn lực đáp ứng cho phát triển các loại hình du lịch, thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương laị Nguồn lao động dồi dào cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển. Thu nhập bình quân của lao động khoảng 61 triệu

đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,58%, thấp so với mức chung của tỉnh Quảng Ninh (1%).

Thành phố Hạ Long có nguồn lao động trẻ và dồi dào, sốngười trong độ

tuổi lao động chiếm một phần lớn trong tổng số dân thành phố Hạ Long và có

xu hướng tăng lên trong những năm gần đâỵ Năm 2016 tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long đạt 52,87%. Tuy nhiên đến năm 2017 và năm 2018

tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long tăng chút ít lên khoảng 54%,

như vậy là mức tăng không đáng kể. Có thể nói sốngười trong độ tuổi lao động

qua các năm vẫn tương đối ổn định.

Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh chiếm ưu thế là lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản do đặc điểm của ngành nông, lâm thủy sản là nhóm ngành cần nhiều lao động phổ thông và việc có vị trí gần biển của tỉnh cũng góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn vụ với sốlượng lao động năm 2018 là 43,1 nghìn người, chiếm tỷ lệ khoảng 36%

và đứng vị trí thứba là lao động trong nhóm ngành công nghiệp,xây dựng. Thành phố Hạ Long với đặc điểm có tài nguyên văn hóa, du lịch phong phú nên cũng hấp dẫn một lực lượng lớn lao đông vào nhóm ngành dịch vụ. Có thể nói cơ cấu lao

động của Thành phố Hạ Long có xu hướng chuyển dịch từ ngành nông, lâm, thủy sản sang ngành Công nghiệp- Xây dựng và dịch vụ. Ngành du lịch đã góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho sốlượng lớn lao động trên địa bàn thành phố.

Với vị trí là trung tâm xã hội của tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long có tổng dân số

lớn với mức tăng dân số nhanh. Xét về phần lớn các lĩnh vực xã hội, Hạ Long đã

có những kết quả đáng khen ngợi, đặc biệt là khi so sánh với các địa phương lân

cận. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Hạ Long sẽ đặc biệt cần đầu tư đáng kể

vào giáo dục, đào tạo, y tế và các dự án xã hội khác nhằm đạt được mục tiêu đã đặt rạ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 51)