11 Các bàn luận về kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành việt nam (Trang 134 - 138)

hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt nam

4 1 1 Các bàn luận về kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện kế toán quản trịđể đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt nam để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt nam

4 1 1 1 Những kết quả đạt được

(1) Về hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ

Nhìn chung, các DN lữ hành đã xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ của DN dựa trên một số tiêu chí phù hợp (yêu cầu thông tin của Bộ VHTTDL, nhu cầu thông tin của nhà quản lý DN, mục tiêu hoạt động, tiêu chí xét giải thưởng, …); Và việc đánh giá HQHĐ đều dựa trên kết quả của các chỉ số đánh giá và mục tiêu đặt ra gắn với từng chỉ số

Hệ thống chỉ số đánh giá đang được sử dụng tại các DN lữ hành khá phong phú, và có sự khác nhau rõ rệt giữa mức độ sử dụng các chỉ số đánh giá trong các DN lữ hành quy mô lớn và DN lữ hành quy mô vừa và nhỏ Các DN lớn đã sử dụng nhiều chỉ số đánh giá hơn và tần suất sử dụng nhiều hơn so với các DNNVV Trong đó, số lượng các chỉ số tài chính đang được các DN lữ hành sử dụng nhiều nhất, sau đó là các chỉ số đánh giá HQHĐ khách hàng; Các DN lữ hành quy mô lớn đã sử dụng khá nhiều các chỉ số ở khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển, trách nhiệm của DN với cộng đồng địa phương, và một số chỉ số này cũng đã được các DN quy mô vừa quan tâm, sử dụng

(2) Về thu thập dữ liệu, thông tin phục vụ cho đánh giá hiệu quả hoạt động

Nhìn chung, cơng tác thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ tại các DN lữ hành đã phần nào đáp ứng yêu cầu thơng tin của nhà quản lý: Đã có sự phối hợp giữa nhân sự phòng kế tốn với các phịng ban khác và tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ theo đúng thời điểm mà nhà quản lý yêu cầu thông tin Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (bên trong và bên ngồi DN) do các phịng ban cung cấp (Phịng kế tốn, phịng kinh doanh, phòng nhân sự, …)

Các DN lữ hành đều thiết lập “mã” cho từng chương trình/tour du lịch để thuận tiện cho khai thác dữ liệu theo nhu cầu riêng của họ Bên cạnh đó, các Tài khoản doanh thu, chi phí đều được mở chi tiết bằng cách gắn các “mã chương trình du lịch” này vào phía sau mỗi TK cấp 1 (hoặc cấp 2) Việc thiết lâp “mã chương trình du lịch” và cách

mở TK chi tiết như vậy đã khá thuận tiện cho việc khai thác dữ liệu doanh thu, chi phí phục vụ tính tốn các chỉ số tài chính (như Tỷ lệ doanh thu từng chương trình du lịch trên tổng doanh thu, Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của từng chương trình du lịch, Sức sản xuất kinh doanh của từng chương trình du lịch,…), các chỉ số đánh giá HQHĐ khách hàng (như mức độ hài lịng của khách hàng với từng chương trình du lịch), các chỉ số đánh giá HQHĐ quy trình kinh doanh nội bộ (Số chương trình du lịch mới, …)

Về phương pháp thu thập dữ liệu: Nhìn chung, các DN du lịch lữ hành đã đầu tư khá tốt các phương tiện kỹ thuật để thực hiện cơng tác kế tốn (đều đã trang bị máy tính, hầu hết DN đã và đang sử dụng phần mềm kế toán) Đặc biệt, một số DN đã nâng cấp phần mềm kế toán, liên kết với dữ liệu của các phòng ban khác trong hệ thống qua mạng nội bộ của DN để thuận tiện cho việc khai thác dữ liệu phục vụ tính tốn các chỉ số đánh giá HQHĐ toàn DN

(3) Về xử lý dữ liệu, phân tích thơng tin hiệu quả hoạt động

Kết quả phân tích thực trạng xử lý dữ liệu, phân tích thơng tin HQHĐ cho thấy: Một số DN lữ hành lớn đã sử dụng phần mềm để xử lý dữ liệu, các DN còn lại đều xử lý dữ liệu trên Excel đã mang lại hiệu quả nhất định; Dữ liệu sau khi được xử lý, đã được kế toán sử dụng phương pháp so sánh (cụ thể là so sánh kết quả của các chỉ số tài chính kỳ này với kỳ trước) hoặc đối chiếu với mục tiêu nhà quản lý đặt ra (áp dụng với cả các chỉ số tài chính và phi tài chính) để thực hiện đánh giá HQHĐ của DN Phương pháp so sánh được xem là có hiệu quả trong thực tế bởi tính dễ sử dụng và cung cấp được tình hình biến động tăng/giảm của kết quả các chỉ số đánh giá HQHĐ năm N so với năm N- 1 hoặc so với mục tiêu đặt ra; Thông tin về kết quả so sánh này là một trong những cơ sở cho việc đựa ra kết luận là DN hoạt động có hiệu quả hay chưa hiệu quả

Bên cạnh đó, một số DN lữ hành đã kết hợp sử dụng phương pháp đồ thị để phân tích thơng tin về HQHĐ trên một số khía cạnh nhất định

(4) Về cung cấp thông tin hiệu quả hoạt động

Kết quả khảo sát thực trạng cung cấp thông tin về HQHĐ của DN lữ hành cho thấy: Nhìn chung các DN lữ hành đều đã quan tâm đến đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN; Nhiều nhà quản lý DN đã u cầu thơng tin về HQHĐ trên các khía cạnh khác nhau để làm cơ sở cho việc ra các quyết định điều hành quản lý DN Kế toán trong các DN lữ hành cũng đã trình bày, cung cấp thơng tin về HQHĐ của DN trên một số Báo cáo như Báo cáo thường niên, Báo cáo hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp, Báo cáo phân tích lãi lỗ, Báo cáo kết quả kinh doanh cơ sở,…đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhà quản lý DN và các bên liên quan

4 1 1 2 Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được về việc vận dụng KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định liên quan đến:

(1) Về hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ

Mặc dù hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ của DN đã được xây dựng dựa trên một số tiêu chí như u cầu thơng tin của Bộ VHTTDL, nhu cầu thông tin của nhà quản lý DN và các bên liên quan bên ngoài DN, mục tiêu hoạt động, tiêu chí xét giải thưởng, …nhưng, khơng phải tồn bộ các DN lữ hành đều dựa trên tất cả các tiêu chí này Do đó, hệ thống các chỉ số đánh giá đang được sử dụng vẫn còn chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là trong các DNNVV – mới chỉ sử dụng các chỉ số cơ bản ở khía cạnh tài chính, khách hàng đáp ứng u cầu thơng tin của Bộ VHTTDL, như Số chưa sử dụng nhiều những chỉ số có khả năng dự báo về hiệu quả tài chính trong tương lai chương trình du lịch mới hay Số chương trình được khách hàng hài lịng, Số chương trình bị khiếu nại và Tỷ trọng Doanh thu từ các chương trình du lịch này, …Bên cạnh đó, tại một số DN đã sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ nhưng chưa chắc đã là “hệ thống” vì các chỉ số này chưa thực sự có mối liên hệ với nhau

(2) Về thu thập dữ liệu, thông tin phục vụ cho đánh giá hiệu quả hoạt động

Mặc dù các DN lữ hành đều đã có các “mã chương trình du lịch” và TK chi tiết theo các mã chương trình, tuy nhiên, cách thiết lập vẫn chưa thực sự khoa học và thuận tiện cho việc khai thác dữ liệu một cách có hệ thống

Bên cạnh đó, phần lớn phần mềm kế tốn sử dụng trong các DN lữ hành Việt nam hiện nay chỉ phục vụ cho cơng tác kế tốn tài chính, phục vụ khai thác dữ liệu để tính tốn các chỉ số tài chính là chủ yếu Việc thu thập các dữ liệu, thông tin phục vụ cho đánh giá HQHĐ trên các khía cạnh (khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển, trách nhiệm của DN với cộng đồng địa phương) còn đang thực hiện chủ yếu theo phương pháp thủ công (ở các DNNVV) nên khá mất thời gian và chưa đảm bảo chất lượng thơng tin, số liệu dễ bị bóp méo, khó kiểm sốt Trong số các DN tham gia khảo sát, chưa có DN nào sử dụng phần mềm ERP

(3) Về xử lý dữ liệu, phân tích thơng tin hiệu quả hoạt động

Vì hiện nay, phần lớn DNNVV đang xử lý dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ trên công cụ Excel, dẫn đến dữ liệu chưa được lưu trữ một cách có hệ thống, độ an tồn và tính bảo mật khơng cao

Mặc dù các DN lữ hành đã sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá HQHĐ: Dựa trên biến động tăng/giảm của kết quả các chỉ số năm N so với năm N-1 hoặc so với

mục tiêu đặt ra để kết luận là DN hoạt động có hiệu quả hay chưa hiệu quả; Tuy nhiên, cách làm này chưa hồn tồn chính xác vì sự biến động của các chỉ số này là do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau tác động đến Bên cạnh đó, việc chỉ so sánh kết quả từng chỉ số đánh giá của năm N so với năm N-1 không thể hiện được xu hướng biến động của đối tượng phân tích Ngồi ra, mới chỉ có rất ít DN sử dụng phương pháp đồ thị để phân tích thơng tin, những DN đã sử dụng phương pháp này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của khía cạnh tài chính, khách hàng, chưa phân tích kỹ lưỡng số liệu nhiều kỳ để dự báo xu hướng tương lai

(4) Về cung cấp thông tin hiệu quả hoạt động

Hiện nay, việc cung cấp thông tin về HQHĐ trong các DN lữ hành còn được thực hiện khá sơ sài (cả về nội dung và hình thức)

Về nội dung: Mặc dù các DN lữ hành đã sử dụng khá nhiều các chỉ số đánh giá,

nhưng khơng phải tồn bộ các chỉ số đánh giá đó đều được thể hiện trên Báo cáo một cách rõ ràng Trong hầu hết các DN lữ hành, chỉ có thơng tin về HQHĐ tài chính, khách hàng được cung cấp dưới dạng Báo cáo giấy; Các thơng tin về HQHĐ của các khía cạnh khác (quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển, trách nhiệm với cộng đồng địa phương) chưa được lập Báo cáo chi tiết, mà chỉ được cung cấp những thông tin bằng miệng trong các cuộc họp hoặc được trình bày một cách chung chung trong Báo cáo thường niên (đối với các DN lớn) Chẳng hạn, ở khía cạnh khách hàng, những dữ liệu ý kiến phản hồi của khách hàng chỉ được thu thập sau mỗi tour để phục vụ cho việc ra quyết định khắc phục các hạn chế, nhằm nâng cao sự hài lòng của khách cho các tour tiếp theo, và chúng ít được thể hiện trên Báo cáo KTQT vào cuối kỳ Cách làm này cho thấy nội dung thơng tin về HQHĐ được cung cấp cịn hạn chế, chưa khoa học, đầy đủ và rõ ràng

Về hình thức: Các báo cáo về HQHĐ của DN là các báo cáo quản trị, chủ yếu

được thiết lập để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý DN, chỉ có các DN lớn là cung cấp thơng tin về HQHĐ một cách khái quát ra bên ngoài cho các bên liên quan thơng qua Báo cáo thường niên Do đó, hiện nay số lượng và mẫu Báo cáo được sử dụng trong các DN lữ hành còn hạn chế (chủ yếu là lập Báo cáo theo quy định của Tổng cục du lịch, một số mẫu Báo cáo cịn chưa khoa học), các thơng tin thể hiện trên Báo cáo còn chưa đầy đủ (nhiều Báo cáo cịn khơng có cột “So sánh giữa các năm”, hoặc nếu có thì chỉ dừng lại ở so sánh số liệu của 2 năm liên tiếp), như vậy chưa đủ cơ sở để dự báo xu hướng tương lai

Đối với các DN lớn, niêm yết trên sàn chứng khoán, họ phải lập và nộp Báo cáo thường niên để cơng bố trên website của Ủy ban chứng khốn Nhà nước: Mặc

dù, Bộ tài chính đã ban hành Thơng tư 155 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, trong đó u cầu các DN lập Báo cáo thường niên theo mẫu ở Phụ lục số 04 của Thông tư, nhưng các DN vẫn lập chưa đúng theo quy định, như: khơng có cột “Ghi chú”, cũng chưa có cột “So sánh năm N/N-1” Bên cạnh đó, các thơng tin về HQHĐ trên các khía cạnh khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển, trách nhiệm với cộng đồng địa phương cũng chưa được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành việt nam (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w