Chỉ định, chống chỉ định, hạn chế của phương pháp PiCCO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những biến đổi huyết động và lượng nước ngoài mạch phổi bằng phương pháp PiCCO ở bệnh nhân mổ tim mở (Trang 35 - 36)

1.2.3.1. Chỉ định [131]

+ BN có tình trạng huyết động không ổn định: Sốc, suy tim cấp.

+ Tổn thương phổi cấp (ALI), suy hô hấp tiến triển ở người lớn (ARDS) + Đa chấn thương, bỏng nặng, suy đa tạng.

S SVVmmaaxx S SVVmmiinn S SVVmmeeaa n n S SVVmmaaxx SSVVmmiinn S SVVVV== S SVVmmeeaann

+ Các BN có nguy cơ cao trong các can thiệp lớn BN cần theo dõi huyết động như: Ghép tạng, mổ tim mạch, mổ lớn ổ bụng …

1.2.3.2. Chống chỉ định

Liên quan đến chống chỉ định của đặt catheter ĐM và tĩnh mạch như: Can thiệp phẫu thuật vào vùng bẹn (Ghép ĐM đùi) hoặc bỏng nặng vùng bẹn hai bên. Tuy nhiên có thể sử dụng các đường ĐM thay thế (ĐM nách, cánh tay, quay) [123].

1.2.3.3. Một số hạn chế của phương pháp

Phép đo không cho kết quả chính xác trong các trường hợp:

- BN đang được hỗ trợ máy tuần hoàn ngoài cơ thể. BN có luồng thông lớn giữa tim phải và tim trái, do chất chỉ thị bị trở lại hệ thống tuần hoàn.

- Phình ĐM chủ do tăng thời gian vận chuyển chất chỉ thị nên thường dẫn đến kết quả cao hơn thực tế.

- Các loạn nhịp nặng thì phương pháp phân tích sóng mạch sẽ cho kết quả không chính xác.

- Các trường hợp cắt phần lớn phổi hoặc nhồi máu phổi dẫn đến ước đoán sai thể tích máu trong lồng ngực [123].

- Nếu đường biểu diễn ĐM có chất lượng kém thì giá trị của CO đo bằng phương pháp sóng mạch sẽ không chính xác. Ở BN có đặt bóng đối xung ĐM chủ thì không khuyến cáo đo liên tục CO vì đường biểu diễn huyết áp xâm nhập bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, CO đo bằng phương pháp hòa loãng nhiệt thì không bị ảnh hưởng [157].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những biến đổi huyết động và lượng nước ngoài mạch phổi bằng phương pháp PiCCO ở bệnh nhân mổ tim mở (Trang 35 - 36)