MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PiCCO TRONG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những biến đổi huyết động và lượng nước ngoài mạch phổi bằng phương pháp PiCCO ở bệnh nhân mổ tim mở (Trang 50 - 52)

TRONG THEO DÕI HUYẾT ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN MỔ TIM MỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Bettex (2004) ở 30 BN sau mổ bắc cầu vành cho thấy cung lượng tim đo bằng phương pháp hòa loãng nhiệt chính xác hơn phương pháp siêu âm qua thực quản [30].

Nghiên cứu của Mielck và cộng sự (2003) ở 22 BN mổ bắc cầu vành cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa phương pháp hòa loãng nhiệt qua ĐM phổi và phương pháp phân tích sóng mạch. Phương pháp thở lại CO2 từng phần (NICO) có nhiều hạn chế ở các BN này [114].

Nghiên cứu của Gödje và cộng sự (1998) so sánh áp lực đổ đầy buồng tim với ITBV và GEDV trong đánh giá tiền gánh ở 30 BN phẫu thuật cầu vành, cho thấy có mối tương quan yếu giữa biến đổi CVP hoặc biến đổi PAOP với biến đổi SVI. Ngược lại có mối tương quan rất chặt chẽ giữa biến đổi GEDVI với biến đổi của SVI (r = 0,82) [63].

Nghiên cứu khác của Gödje và cộng sự (2000) đánh giá giá trị của một số thông số trong xác định tiền gánh ở BN ghép tim, cho thấy ITBV và

GEDV có mối tương quan chặt chẽ với sự thay đổi SVI (r = 0,65 và r = 0,73), trong khi CVP và PAOP không có mối tương quan (r = 0,23 và r = 0,06) [63].

Reuter và cộng sự (2003) nghiên cứu ở 30 BN mổ tim khẳng định: SVV là thông số đánh giá chính xác đáp ứng với bù dịch ở các BN có suy chức năng tim [142].

Nghiên cứu của Hofer và cộng sự (2008) tiến hành theo dõi huyết động bằng phương pháp PiCCO trên bệnh 40 nhân mổ tim cho thấy SVV trong đánh giá đáp ứng bù dịch có độ nhạy là 87% và độ đặc hiệu là 76%, ngưỡng chẩn đoán 12,1% và không có sự khác biệt giữa SVV đo bằng phương pháp PiCCO với SVV đo bằng hệ thống FloTracTM

[80].

Nghiên cứu của Belloni và cộng sự (2008) ở 19 BN phẫu thuật tim, tác giả lấy mốc CI ≥ 15% là đáp ứng dương tính, cho thấy SVV và PPV là các thông số đánh giá chính xác đáp ứng bù dịch hơn các thông số áp lực [28].

Nghiên cứu của Verheij và cộng sự [171] ở BN mổ tim cho thấy thời gian thở máy dài hơn ở nhóm BN có EVLWI ≥ 10 ml/kg so với BN có EVLWI < 10ml/kg.

Goepfert và cộng sự (2007) đã tiến hành nghiên cứu trên 40 BN phẫu thuật tim, áp dụng ĐCHĐTĐ dựa vào các GEDV, CI, EVLW, HATB, nhịp tim cho thấy có sự cải thiện về thời gian phụ thuộc và liều catecholamine, vasopressin, thời gian thở máy và thời gian đạt các tiêu chuẩn để chuyển khỏi khoa hồi sức so với nhóm điều chỉnh dựa vào CVP, HATB và lâm sàng [65].

1.5.2. Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Kính và cộng sự đánh giá tác dụng của tư thế Trendelenburg 300

ở BN mổ tim mở có thiếu thể tích tuần hoàn cho thấy: Tư thế Trendelenburg làm giảm nhịp tim, tăng HA, áp lực làm đầy, CI và ITBV, hiệu quả tối đa 3,57 - 5,67 phút và mất đi khi trở về tư thế nằm ngang.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những biến đổi huyết động và lượng nước ngoài mạch phổi bằng phương pháp PiCCO ở bệnh nhân mổ tim mở (Trang 50 - 52)