- Các dữ liệu được xử lý bằng chương trình SPSS 16.
- Các số liệu mô tả thể hiện dưới dạng ± SD hoặc tỷ lệ %. - So sánh sự khác biệt.
+ Biến số định lượng: So sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm bằng
t - student, so sánh hai giá trị của một nhóm bằng Paired - sample T-test và so sánh 3 giá trị trung bình trở lên bằng ANOVA, giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
+ Biến số định tính: Kiểm định theo test X2 ở bảng 2x2, test chính xác Fisher khi có một ô nhỏ hơn 5 trường hợp.
- Các yếu tố liên quan độc lập được phân tích làm 2 bước đơn biến và đa biến. + Đối với phân tích đơn biến (univariate): Tỷ suất chênh OR, ý nghĩa thống kê với hai biến định tính.
+ Đối với phân tích đa biến (multivariate logistic regression): Qua phân tích đơn biến chọn các yếu tố liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và đưa vào phương trình hồi qui logic theo phương pháp Forward conditional để tìm OR hiệu chỉnh.
- Phân tích hồi qui tuyến tính (Regression analysis) được thực hiện để khảo sát mối tương quan r giữa ∆ CI, ∆SVI, với ∆CVP, ∆GEDVI, ∆SVV trước và sau khi bù dịch bởi phương pháp bivariate pearson, mối tương quan có giá trị thống kê với: [16]
│r│ > 0,7 : Tương quan rất chặt chẽ.
│r│ = 0,5 – 0,7: Tương quan chặt chẽ.
│r│ = 0,3 – 0,5: Tương quan trung bình.
│r│ < 0,3 : Tương quan yếu. - Đặc tính của các test chẩn đoán
Thiếu TTTH = bệnh (+) Không thiếu TTTH = bệnh (-) Test dương tính a b Test âm tính c d
Độ nhạy = a/(a + c) Độ đặc hiệu = d/(b + d) Giá trị chẩn đoán dương tính (PPV) = a/(a + b) Giá trị chẩn đoán âm tính (NPV) = d/(c + d) Độ chính xác = (a + d)/(a + b + c + d )