1.4.3.1. Tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu tổ chuyên môn, do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các hoạt động chuyên môn của tổ, tổ
trưởng chuyên môn có vai trò hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch. Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm cao về việc quản lý đổi mới PPDH và cả về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của Giáo viên trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phân công. Trong việc phát triển chuyên môn của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn vừa có vai trò là người lãnh đạo phát triển đội ngũ, vừa là người quản lý phát triển đội ngũ.
Như vậy, tổ trưởng chuyên môn là một thành viên tham gia vào quá trình lãnh đạo và quản lý nhà trường, có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nhà trường và đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đổi mới PPDH ở các trường THCS. Tổ trưởng chuyên môn có vai trò cùng lãnh đạo nhà trường thực hiện mục tiêu chung trong vấn đề quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018.
1.4.3.2. Giáo viên
Hơn ai hết, giáo viên là người trực tiếp thực hiện công việc đổi mới PPDH, là người với những trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo, bồi dưỡng, với những kinh nghiêm, tâm huyết, trách nhiệm với nghề mình đã chọn thì có thể người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đổi mới PPDH và chất lượng dạy học ở từng bộ môn mà giáo viên được phân công phụ trách.
Trong thực tế, Giáo viên không chỉ là đối tượng bị quản lý mà chính họ đang làm công việc của một nhà quản lý, họ là người trực tiếp quản lý, điều hành những công việc khá phức tạp như: quản lý một lớp chủ nhiệm, quản lý toàn bộ HĐDH của mình, đặc biệt là HĐDH trên lớp, quản lý hoạt động của tập thể học sinh.
Thực tế việc đổi mới PPDH ngày nay trong các nhà trường phổ thông đã cho thấy, năng lực tổ chức, điều hành, quản lý, hướng dẫn là những yêu cầu và là những năng lực được đòi hỏi ngày càng cao ở người giáo viên. Như vậy, chỉ khi nào người giáo viên nhận thức được vai trò chủ thể quản lý của mình và được trang bị tri thức và kỹ năng để thực hiện vai trò chủ thể quản lý thì khi đó họ mới đảm bảo được hiệu quả của việc đổi mới và hiệu quả của quá trình dạy học.
Một trong những điểm mới trong việc đổi mới PPDH hiện nay là việc ưu tiên tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học và giúp học sinh có thể tự học và học cả đời để lĩnh hội những kiến thức cần thiết. Do vậy, việc quản lý đổi mới PPDH có thực hiện được thành công hay không cũng phụ thuộc lớn vào tính tức cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học.
Thực tiễn cho thấy đổi mới PPDH còn có chuyển biến chậm và hiệu quả chưa cao là do Giáo viên đôi khi chỉ chú trọng đến đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy mà chưa chú trọng đến phương pháp học tập của trò. Đổi mới PPDH không có nghĩa chỉ đổi mới hoạt động dạy của thầy trên lớp mà cần chú trọng tới việc đổi mới phương pháp tự học của Học sinh.
Tiểu kết chương 1
Đổi mới PPDH theo định hướng theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một xu thế tất yếu và cấp bách hiện nay, là biện pháp tối ưu giúp trang bị kiến thức cho học sinh và cũng là phương pháp giúp học sinh tự trang bị kiến thức cho mình trong điều kiện phát triển như vũ bão về khoa học và công nghệ như hiện nay thì việc giúp cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt ra như một mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
Việc đổi mới PPDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học được xem là con đường tốt nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Từ việc tìm hiểu lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề quản lý đổi mới PPDH, và qua nghiên cứu công tác quản lý đổi mới theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018, có thể thấy:
- Vấn đề quản lý công tác đổi mới theo định hướng CTGDPT 2018 bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường THCS còn quá ít công trình nghiên cứu, đặc biệt ở tỉnh Đắk Nông chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài này.
- Chúng tôi đã trình bày một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài; làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, các nội dung cơ
bản của vấn đề quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 ở trường THCS.
- Vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường THCS được hiểu là sự tác động có ý thức, có mục đích của các cấp quản lý, đến hoạt động chuyên môn của các đơn vị trường học cũng như phương pháp dạy của Giáo viên và phương pháp học của Học sinh nhằm đạt mục tiêu đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 thông qua các chức năng quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra.
- Để quá trình quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 ở các trường THCS có hiệu quả, các cấp quản lý cần tìm ra những biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù riêng của từng trường trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản lý và QLGD để tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả.
Đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH và công tác quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 ở các trường THCS huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.
CHƯƠNG 2