Sau 16 năm xây dựng và phát triển, giáo dục và đào tạo huyện Đắk Glong cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng như:
Kết thúc năm học 2019-2020, toàn huyện có 7/7 xã có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến THCS, có 37 cơ sở giáo dục công lập gồm: 16 trường mầm non và mẫu giáo (03 trường tư thục), 14 trường tiểu học (có 03 Tiểu học và THCS), 07 trường THCS, được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục – xóa mù chữ mức độ 1
vào năm 2009, có 5 trường đạt chuẩn quốc gia (02 trường THCS, 02 trường Tiểu học, 01 trường Mầm non), hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng theo các chương trình dự án của huyện nghèo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên từng bước ổn định [29].
Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGD&ĐT, của SGD&ĐT, của UBND tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục và đào tạo huyện tập trung phát triển quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, cải tiến kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Chất lượng giáo dục đã chuyển biến, học sinh có đạo đức, tác phong, ý thức trong việc tham gia các phong trào, tham gia các hoạt động xã hội. Chất lượng mũi nhọn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số học sinh tham gia các hội thi, kỳ thi học sinh giỏi tăng cả về số lượng và chất lượng.
Mặt khác UBND huyện, PGD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó đội ngũ viên chức toàn ngành được nâng cao về chất lượng, tiếp tục được kiện toàn và bổ sung về số lượng, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Bảng 2.7 phụ lục số 1). Như vậy, nhìn chung về chất lượng đội ngũ nhà giáo tỷ lệ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 51.3% (trong đó Giáo viên ở bậc mầm non đạt 94/221 tỷ lệ 42.5%, GV tiểu học đạt 268/361 tỷ lệ 74.2%, THCS đạt 73/171 tỷ lệ 42.7%). Đây là điều kiện cần thiết, là nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để phát triển đội ngũ nhà giáo của huyện nhà.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện nhà. Hiện nay, có 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó 97% trên chuẩn); 100% giáo viên mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó 71,3% trên chuẩn). Đảng viên là cán bộ, giáo viên, nhân viên chiếm 20,4% đội ngũ.
- Chất lượng giáo dục toàn diện đạt ở mức cao thể hiện qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi các cấp; thể hiện qua
các hoạt động ngoại khóa, như: Phong trào văn nghệ, thể thao, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào ủng hộ đồng bào các vùng khó khăn, thiên tai…
*Kết quả chất lượng giáo dục THCS
+ Tổng số học sinh THCS là 5260
+ Học sinh bỏ học năm học 2019-2020 là 210 em chiếm 4,4% (trong đó học sinh nữ 95 em; học sinh dân tộc thiểu số 170 em, học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số 78 em)
+ Kết quả đánh giá, xếp loại học THCS học năm học 2019-2020 (Biểu 03 kèm theo).
+ Số học sinh tốt nghiệp THCS 940/948 em, đạt tỷ lệ 99,16%.
+ Số học sinh lưu ban 364 em (trong đó HS nữ là 74, học sinh học sinh dân tộc thiểu số là 249 học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số là 50 em).
Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, hoc sinh huyện Đắk Glong trong 03 năm gần đây
Tỷ lệ Tỷ lệ
Số HS/lớ Tỷ lệ
Số Số Tỷ lệ Số GV/lớp
Năm học trường p theo GV/
lớp HS HS/lớp GV theo quy THCS quy lớp định định 2018-2019 10 129 5142 39,86 45 198 1,53 1,9 2019-2020 10 132 5209 39,46 45 202 1,53 1,9 2020-2021 10 136 5450 40,07 45 204 1,52 1,9
Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở
Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt nghiệp
Năm học THCS (%)
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
2018-2019 69,2 24,0 6,1 0,7 3,0 22,4 54,98 18,99 0,63 96,8
2019-2020 71,5 22,9 5,1 0,5 3,0 20,5 54 22 0,5 99.16
2020-2021 68,6 26,2 4,9 0,3 3,2 23,4 53,62 19,2 0,58 97,6 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong
Trong năm học 2020-2021 phòng giáo dục đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá
học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Chất lượng giáo dục toàn diện của giáo dục vùng dân tộc thiểu số đã được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý việc dạy học 2 buổi/ngày và dạy thêm học thêm đã đi vào nề nếp. Trong đó, các trường đã tập trung vào các nội dung như phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, điều chỉnh tinh giản thời gian và nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo đảm bảo hoàn thành chương trình năm học theo quy định.