Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp và kỹ năng học tập, nâng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 62 - 65)

(Với tổng số 204 phiếu dành cho giáo viên) Kết quả thực hiện

3.2.4. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp và kỹ năng học tập, nâng

cao năng lực tự học của học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Cho dù giáo viên có dạy giỏi bao nhiêu đi chăng nữa, các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học có đủ và tốt đến mức nào mà học sinh có phương pháp và kỹ năng học tập không hợp lý, năng lực tự học chưa cao thì hiệu quả thì hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy, bằng nhiều hình thức khác nhau, cần phải chỉ đạo bồi dưỡng PP học tập tích cực; phát triển năng lực tự học cho học sinh. Đây không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Tăng cường chỉ đạo cho giáo viên thấy được sự cần thiết trong việc định hướng cho học sinh mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tích cực theo xu hướng đổi mới của giáo dục hiện nay để từ đó thay đổi phương pháp và kỹ năng học tập. Xây dựng ở học sinh ý thức trách nhiệm trong quá trình học tập, nâng cao năng lực tự học để và yêu cầu mỗi học sinh phải đáp ứng những yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực trong mục tiêu CTGDPT 2018.

Ở từng bộ môn cụ thể mỗi giáo viên cần hình thành cho học sinh các phương pháp học tập tích cực bao gồm: Phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tự học và làm việc, phương pháp làm việc nhóm và phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Tập trung dạy cách học, cách tư duy, tạo cơ sở để học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hành, giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.

Đổi mới PPDH theo định hướng hình thành phẩm chất và năng lực học sinh cần gắn liền với đổi mới đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS theo nội dung của Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Đổi mới công tác KT - ĐG kết quả học tập theo định hướng thành phẩm chất và năng lực học sinh một cách nghiêm túc nhằm kích thích sự nỗ lực, lòng say mê học tập và tạo niềm tin về sự công bằng trong phụ huynh và học sinh. Do đó, cần phải xác định “thước đo” và chuẩn đánh giá một cách khách quan, khoa học. Bên cạnh đó giáo viên cần quan tâm đến yếu tố tạo động lực cho người học thông qua việc động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh có ý thức học tập tốt, phương pháp và kỹ năng học tập tích cực, năng lực tự học tốt đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

* Giáo dục HS ý thức, động cơ, thái độ học tập tích cực và tính tự học

Động lực của việc học tập được hình thành và phát triển qua quá trình dạy học hàng ngày của giáo viên và học sinh. Bằng cách tổ chức và điều khiển hợp lý các hoạt động học tập, giáo viên sẽ đem lại sự hứng thú và niềm vui học tập, đó chính là động lực nhận thức. Như vậy, để tạo nên động lực học tập, Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018. Ngoài ra, thông qua bài dạy trên lớp, giáo viên bộ môn tuyên truyền, giáo

dục, khích lệ học sinh tinh thần tự học, tự nghiên cứu, khơi dậy niềm đam mê, thói quen tìm tòi, sáng tạo.

Bên canh đó, cũng cần chú trọng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học. Kế hoạch cần nêu rõ mục tiêu họa tập, nội dung học tập theo ngày, tuần, tháng và tiến độ công việc. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá những ưu điểm, cũng như những hạn chế và nêu lên hướng khắc phục sau mỗi tuần. Động cơ học tập của học sinh rất đa dạng và luôn biến động. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết liên kết, phối hợp với phụ huynh, với giáo viên bộ môn, với các lực lượng khác để hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn các hoạt động tự học của học sinh để từ đó hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh.

* Quản lý chỉ đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, giúp học sinh nhận ra ưu điểm cũng như những tồn tại của bản thân để củng cố, hoàn thiện học vấn bằng phương pháp và kỹ thuật học tập với hệ thống thao tác tư duy của mình.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập

lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác.

Chương trình GDPT 2018 xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục; Phẩm chất được đánh giá qua hành vi; Năng lực đánh giá qua sảm phẩm hoạt động của học sinh; Chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.

Nhà trường cần chỉ đạo cho các tổ chuyên môn cần có kế hoạch để xây dựng các phương pháp đánh giá, đa dạng, phù hợp với khả năng và hình thức học tập của học sinh được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: Hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

* Tích cực hóa hoạt động của người học

Đặc điểm chung của các phương pháp giáo dục được áp dụng trong CT GDPT 2018 là tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 62 - 65)