Hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 51 - 54)

(Với tổng số 204 phiếu dành cho giáo viên) Kết quả thực hiện

2.4.2. Hạn chế, nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Về cơ bản các nội dung về quản lý đổi mới PPDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những hạn chế nhất định như sau:

Công tác tổ chức quản lý, đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng vẫn còn là một vấn đề chưa được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các nội dung về quản lý đổi mới PPDH chưa được triển khai tuyên truyền có hiệu quả.

Việc sử dụng PPDH truyền thống vẫn còn diễn ra ở một số nơi và còn tình trạng nghiêng về giảng dạy một chiều; thầy giảng- trò ghi, thầy đọc –trò chép. Cũng có nơi, có lúc thì ngược lại, nhận thức về đổi mới PPDH có phần lệch lạc, thái quá dẫn tới việc sử dụng TBDH hiện đại bị lạm dụng. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải chú trọng trong công tác bồi dưỡng nhận thức và kiến thức về sử dụng các PPDH, kiến thức dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên.

Hoạt động học của học sinh vẫn còn thụ động, học sinh chủ yếu lắng nghe và ghi chép hoặc trả lời câu hỏi đặt ra từ phía giáo viên. Kiểm tra bài học của học sinh chủ yếu đặt yêu cầu về lý thuyết, chưa chú ý vận dụng thực hành, chưa gắn với thực tế cuộc sống. Nhiều giáo viên và CBQL còn chưa hiểu đúng về bản chất của việc đổi mới PPDH nên đôi khi vận dụng một cách máy móc dẫn tới không hiệu quả.

Việc triển khai và quản lý đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo nội dung Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH và kiểm tra đánh giá theo nội dung Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ở một số nơi vẫn còn chưa được thực hiện một cách triệt để.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Bên cạnh đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn, tận tâm với nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục thì vẫn tồn tại một số giáo viên chậm đổi mới. Một bộ phận đáng kể giáo viên còn lúng túng, thiếu tự tin, tư tưởng ngại đổi mới, ngại khó khăn; chưa tích cực, tự giác, trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018. Ngoài ra, một số giáo viên chưa coi trọng việc đổi mới PPDH, còn hiểu đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài, mà chưa chú ý đến bình diện bên trong của PPDH là hiệu quả và sự phù hợp của các phương pháp đối với nội dung và đặc thù môn học.

Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng chương trình GDPT 2018 của một số trường chưa quyết liệt, chưa thường xuyên, đôi lúc còn lỏng lẻo, chưa phát huy được vai trò của tổ chuyên môn và giáo viên. Việc kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm giảng dạy theo hướng đổi mới chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy chưa có tác dụng cao. Công tác tổ chức KT, ĐG, xếp loại học sinh đã được quan tâm, đổi mới nhưng chưa triệt để cho nên vẫn còn học sinh thiếu năng động, sáng tạo, tích cực và tự giác trong học tập.

Việc chỉ đạo các hoạt động chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa có các biện pháp mang tính đột phá manh mẽ, chưa tập trung nhiều vào các vấn đề đổi mới PPDH theo định hướng chương trình GDPT 2018.

CSVC, TBDH tuy đã có tăng trưởng đáng kể nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Công tác xã hội hóa giáo dục, công tác tham mưa với chính quyền các cấp để tăng trưởng CSVC-TBDH của nhiều hiệu trưởng được thực hiện chưa hiệu quả. Thêm vào đó, việc tổ chức khai thác sử dụng các trang thiết bị phục vụ dạy học còn mang tính chiếu lệ, qua loa chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Tiểu kết chương 2

Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình Giáo dục huyện Đắk Glong và nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác quản lý đổi mới PPDH theo định hướng chương trình GDPT 2018 ở các Trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Trong những năm qua, ngành Giáo dục huyện đã có những chuyển biến khá tích cực; công tác quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 theo tình thần Nghị quyết số 29 và các văn bản chỉ đạo của ngành bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 ở các trường vẫn còn chậm, công tác quản lý của một số nhà trường còn bộc lộ những hạn chế, lúng túng, bất cập trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động soạn bài, áp dụng các PPDH trên lớp của giáo viên; nâng cao nhận thức, phương pháp học tập của học sinh; công tác quản lý tổ chuyên môn; công tác KT - ĐG; quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng chương trình GDPT 2018 để nâng cao chất lượng dạy học.

Từ những vấn đề lý luận đã nêu ở Chương 1, phân tích thực trạng về công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 ở Chương 2 là cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CT GDPT 2018 ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả dạy học.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 51 - 54)