Thực trạng việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu CT GDPT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 39 - 43)

hướng Chương trình giáo dục phổ thông

2.3.3. Thực trạng việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu CT GDPT

2.3.2.1.Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH “V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018”. Theo đó, trên thực tế các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong đã thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất: Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.

Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các chủ đề trong sách giáo khoa hiện hành và sắp sếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn hoặc liên môn vẫn còn một số hạn chế nhất định, qua khảo sát ở một số trường và một số giáo viên cho thấy chưa thể thực hiện một cách đồng bộ vấn đề này do việc biên soạn sách giáo khoa hoặc

do việc xác định các chủ đề có liên quan trong sách giáo khoa của một số giáo viên chưa thật rõ ràng, cụ thể.

Thứ hai: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Đã tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học;

Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Qua khảo sát nhóm các kỹ năng thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới PPDH ở bảng 2.4 cho thấy đa số giáo viên đã có ý thức đầu tư; tích cực thực hiện soạn bài giảng đổi mới theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, cụ thể như sau: 24,5% thực hiện tốt kỹ năng soạn giáo án theo hướng thiết kế hệ thống việc làm cho Học sinh; 31,9% Giáo viên thực hiện tốt kỹ năng tổ chức cho Học sinh học tập bằng phương pháp tự tìm ra kiến thức mới vào các giờ giảng; ... Riêng kỹ năng thiết kế hoạt động, đóng vai, trò chơi nhận thức, thảo luận nhằm kích thích hoạt động học tập cho Học sinh thì số tỷ lệ giáo viên thực hiện tốt còn hạn chế, chỉ có 30,8%. Khả năng thiết kế các hoạt động trong giáo án mức khá gần tương đương, từ 39,2% đến 69,1%; mức trung bình chiếm tỷ tương ứng từ 6,37% đến 29,7%. Điều đáng ghi nhận là không có Giáo viên yếu về hoạt động thiết kế bài dạy trên lớp.

Tuy nhiên, sau khi khảo sát trực tiếp xem một số giáo án thì nhận thấy vẫn còn GV chuẩn bị bài giảng theo phương pháp cũ, chưa chịu khó tìm tòi, khai thác nội dung bài học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh; chuẩn bị bài chưa chu đáo, hoặc thiết kế hoạt động chưa phù hợp với kiểu bài, đối tượng Học sinh. Theo kết quả điều tra trong Bảng 2.5, các kỹ năng thiết kế hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh được thực hiện chưa

thật sự thường xuyên, còn mang tính phong trào, trong đó kiểu đóng vai, trò chơi, còn ở mức thỉnh thoảng sử dụng là 66,17%, không thực hiện có đến 6,5%.

Như vậy, bên cạnh những giáo viên thực sự tâm huyết và thực hiện thường xuyên các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng kích thích sự tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực thực hành và giải quyết vấn đề cho học sinh thì vẫn còn tồn tại một bộ phận giáo viên chưa thực sự đầu tư thiết kế và vận dụng các hoạt động nhằm đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Bảng 2.5: Thực trạng khả năng xây dựng kế hoạch lên lớp của giáo viên

Tổng Khả năng thực hiện

Nội dung số Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

- Thiết kế hệ thống làm 204 50 24,5 141 69,11 13 6,37 - - việc cho HS.

- Thiết kế bài học qua tổ

chức cho HS học tập bằng 204 65 31,9 106 52 33 16,1 - -

PP tự tìm ra kiến thức mới. - Thiết kế hoạt động đóng

vai, trò chơi nhận thức, 204 63 30,88 80 39,21 61 29,9 - - thảo luận...

- Thiết kế kiểu hợp tác theo 204 78 38,2 81 39,7 45 22,1 - - cặp, nhóm.

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát

Bảng 2.6: Thực trạng mức độ thực hiện kế hoạch lên lớp của giáo viên

Tổng Mức độ thực hiện

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao

Nội dung số giờ

SL % SL % SL %

- Thiết kế hệ thống làm việc cho 204 65 31.9 128 62,7 11 5,4 học sinh.

- Thiết kế bài học qua tổ chức

cho HS học tập bằng PP tự tìm 204 61 29,9 133 65,2 10 4,9

ra kiến thức mới

- Thiết kế hoạt động đóng vai, 204 66 32,3 125 61,2 13 6,5 trò chơi nhận thức, thảo luận...

- Thiết kế kiểu hợp tác theo cặp, 204 60 29,4 135 66,17 9 4,42 nhóm

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát

2.3.2.2. Việc sử dụng phương pháp dạy học trên lớp của giáo viên

Qua điều tra, dự giờ, thăm lớp, trao đổi với CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, chúng tôi thấy có trên 50% giáo viên vận dụng đa dạng các thủ thuật, PPDH phù hợp với nội dung, kiểu bài, xác định đúng trọng tâm bài dạy; phần lớn giáo viên đã tổ chức cho HS thực hành theo kỹ năng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ở bảng 2.6 và 2.7, cho thấy tỷ lệ giáo viên có khả năng áp dụng tốt các PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn thấp; mức độ sử dụng các PPDH tích cực trên lớp chưa thường xuyên, vẫn còn nghiêng về PPDH truyền thống, thậm chí là có một số phương pháp mới không được giáo viên quan tâm nghiên cứu để thực hiện.

Theo số liệu ở bảng 2.6, tỷ lệ giáo viên có khả năng khá và tốt thực hiện các PPDH truyền thống rất cao, ví dụ: phương pháp thuyết trình có 83,3% giáo viên có khả năng thực hiện tốt, 16,7% khá, không có loại trung bình và yếu. Đối với các PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì giáo viên còn thể hiện sự lúng túng và khả năng hạn chế khi thực hiện, ví dụ: PPDH nêu và giải quyết vấn đề chỉ có 16,66% giáo viên thực hiện tốt, 27,77 % khá, trong khi đó loại trung bình có 51,1% và loại yếu là 4,53%; các PPDH tích cực khác cũng ít được thực hiện một cách thường xuyên đó là PPDH thông qua thực hành, thí nghiệm, phương pháp trò chơi nhận thức, phương pháp tự học của học sinh.

Kết quả trên cho thấy khả năng chưa thực sự tốt của giáo viên trong việc thực hiện các PPDH phát triển năng lực học sinh kéo theo tâm lý ngại ngần, thiếu tự tin, do đó tần suất sử dụng các PPDH này trên lớp của giáo viên còn thấp. Theo bảng số liệu 2.7 thì vẫn tồn tại tỷ lệ lớn giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình (65,5 áp dụng thường xuyên, 34,5 áp dụng chưa thường xuyên); còn đối với các PPDH tích cực thì giáo viên ít thực hiện, đặc biệt là PPDH tích cực.

Chúng tôi phỏng vấn, trao đổi trên 25 giáo viên, đa số là những giáo viên giỏi, có thành tích trong công tác giảng dạy ở các trường. Nhiều ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH theo định hướng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh không phải là quá khó, tuy nhiên họ ít thực hiện vì nhiều rào cản như:

học sinh chưa quen cách học mới; bị bó buộc bởi thi cử, đánh giá; nội dung bài dạy nhiều nhưng thời gian hạn hẹp; lớp học quá đông, trình độ học sinh không đồng đều, nên khó yêu cầu tất cả học sinh tham gia hoạt động tích cực.

Kết hợp trao đổi với các nhà QLGD và qua trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh còn gặp một số trở ngại về mặt tâm lý của giáo viên còn lo lắng chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận.

Bảng 2.7: Thực trạng vận dụng PPDH của giáo viên các trường THCS qua khảo sát với tổng số 204 phiếu dành cho giáo viên

Mức độ thực hiện

Phương pháp Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

Thuyết trình 170 83,3 34 16,7 0 0 0 0

Đàm thoại 161 78,9 43 21,1 0 0 0 0

Nêu và giải quyết vấn đề 33 16,2 57 27,9 104 51 10 4,9

Thảo luận 97 47,5 55 27 52 25 0 0 Làm việc theo cặp, nhóm 45 22,1 102 50 57 27,9 0 0 Trực quan 124 60,8 34 16,7 46 22,5 0 0 Thực hành, thí nghiệm 59 28,9 59 28,9 86 42,2 0 0 Trò chơi nhận thức 45 22,1 124 60,8 35 17,1 0 0 Tự học của HS 43 21,1 59 28,9 102 50 0 0

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 39 - 43)