(Với tổng số 204 phiếu dành cho giáo viên) Kết quả thực hiện
2.3.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông
pháp dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Từ những thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đắk Glong và các điều kiện triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, qua khảo sát, đánh giá từ các CBQL, Giáo viên trong các trường THCS trên địa bàn huyện cũng như từ phòng Giáo dục và đào tạo có thế thấy thực trạng các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng CTGDPT 2018 trên địa bàn huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông như sau:
2.3.6.1. Về đội ngũ CBQL của phòng giáo dục và ban giám hiệu các trường Đa số đội ngũ CBQL, chuyên viên phòng giáo dục đều có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, có năng lực quản lý, nhiệt tình, tích cực trong công tác đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018. Qua trao đổi với các giáo viên và CBQL các trường đều có sự đánh giá cao những nội dung về quản lý đổi mới PPDH do phòng đã triển khai như xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDPT mới, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ...và các văn bản do phòng giáo dục triển khai.
Về phía ban giám hiệu các trường, qua trao đổi cho thấy đại đa số các giáo viên các trường đều đều đánh giá đội ngũ ban giám hiệu các trường đều là những người am hiểu về chuyên môn và đổi mới PPDH. Do đó, đa số giáo viên đều có sự đồng thuận với những nội dung do ban giám hiệu các trường đã triển khai về thực hiện về đổi mới chương trình GDPT, cũng như việc lựa chọn đội ngũ CBQL, giáo
viên cốt cán tham gia bồi dưỡng đổi mới PPDH. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy vẫn còn một số CBQL ở một số trường còn có thái độ chủ quan, chưa thật sự nhiệt tình trong việc quản lý đổi mới PPDH. Mặt khác, một số nội dung do phòng giáo dục triển khai về đổi mới PPDH vẫn còn một số CBQL nắm bắt chưa kịp thời hoặc không hiệu quả.
2.3.6.2. Về đội ngũ giáo viên và học sinh
Qua thống kế cho thấy hầu hêt đội ngũ giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình và là những người hưởng ứng tích cực các chủ trương về đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học do các cấp và nhà trường đề ra. Qua trao đổi với các giáo viên cho thấy các giáo viên đều nhận thức được vai trò chủ thể của họ trong việc bồi dưỡng tự bồi dưỡng cũng như vai trò của giáo viên trong việc từng bước tích cực hóa vai trò của học sinh trong quá trình học tập.Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên còn có thái độ chủ quan, lơ là, ngại đổi mới vì không đảm bảo thời gian trong hoạt động dạy học. Một số còn có tâm lý không cần đổi mới.
Đặc biệt, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành giáo dục huyện là tình trạng thiếu giáo viên ở hầu hết các trường. Qua thống kế cho thấy trong năm học 2020-2021 đối với bậc THCS còn thiếu 47 giáo viên và dự kiến năm 2021-2022 sẽ thiếu 67 giáo viên ở tất cả các môn. Do vậy, mặc dù có sự cố gắng về vấn đề thiếu giáo viên sẽ ảnh hưởng đến công tác đổi mới PPDH.
Về phía học sinh, với đặc thù đại đa số các em học sinh là người dân tộc tiểu số, còn gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ khi giao tiếp. Hơn nữa, đa số các em chưa quen cách học mới, hoặc chưa thật sự tích cực, chủ động trong quá trình học và còn bó buộc bỏi thi cử, kiểm tra-đánh giá. Mặt khác trình độ học sinh còn không đồng đều giữa các xã vùng sâu vùng xa và xã trung tâm.