Tính khả thi (%)
Biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở các trường Rất
Khả Ít
THCS theo định hướng CTGDPT 2018 khả khả Không
thi
thi thi khả thi
1. Các biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng và 65,9 22,0 12,1 sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo định hướng
chương trình giáo dục phổ thông 2018
2. Các biện pháp Chỉ đạo bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng trong đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH 73,3 15,8 10,9 theo định hướng chương trình GDPT 2018
3. Các biện pháp Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt
chuyên môn theo hướng nâng cao năng lực chuyên 69,6 22,0 8,4 môn đáp ứng yêu cầu CT GDPT 2018
4. Các biện pháp tăng cường chỉ đạo đổi mới
phương pháp và kỹ năng học tập, nâng cao năng lực 62,3 18,3 19,4 tự học của học sinh
5. Các biện pháp trang bị các điều kiện thiết yếu về
CSVC, TBDH và kinh phí để quản lý hiệu quả việc 65,0 21,3 13,7 đổi mới PPDH theo định CTGDPT 2018
Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, 05 biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi, cụ thể là:
Biện pháp thứ nhất: Các biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có 95,2% ý kiến đánh giá rất cần thiết và cần thiết, 87,9% ý kiến đánh giá rất khả thi và khả thi. Điều này cho thấy việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, NV về ý nghĩa và tầm quan trọng công quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng CTGDPT 2018 là rất cần thiết và đúng đắn, có ý nghĩa thiết thực.
Biện pháp thứ hai: Các biện pháp Chỉ đạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH theo định hướng chương trình GDPT 2018.
Mức độ rất cần thiết và cần thiết là 92,7%, mức độ rất khả thi và khả thi là 89,1%. Điều này cho thấy ý kiến đánh giá về chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT trong việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 là rất quan
trọng, Vì chất lượng, hiệu quả của việc dạy học của các trường học phụ thuộc vào năng lực điều hành, quản lý của Phòng GD&ĐT.
Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu CT GDPT 2018. Mức độ cần thiết là 100% và mức độ khả thi là 91,6%. Như vậy, cho thấy việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn là rất cần thiết trong việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học. Do đó, cần tăng cường việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên ở các trường THCS theo định hướng CTGDPT 2018.
Biện pháp thứ tư: Các biện pháp tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp và kỹ năng học tập, nâng cao năng lực tự học của học sinh. 100% ý kiến đánh giá cần thiết nhưng chỉ 80,6% ý kiến đánh giá khả thi. Sở dĩ 100% ý kiến đánh giá cần thiết bởi 03 phương pháp quản lý ở trên đóng vai trò quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá tính khả thi trong sử dụng phương pháp này chưa cao, vẫn còn 19,4% cho là ít cần thiết. Do vậy, việc sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật; cần phải biết sử dụng, lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Biện pháp thứ năm: Các biện pháp trang bị các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh phí để quản lý hiệu quả việc đổi mới PPDH theo định CTGDPT 2018. Có 100% ý kiến đánh giá cần thiết và 85,6% ý kiến đánh giá khả thi. Điều đó cho thấy việc trang bị CSVC, TBDH và kinh phí để phục vụ công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết và mang tính khả thi cao. Do đó, đòi hỏi phòng giáo dục cần phải tăng cường hơn nữa công tác tham mưu cho các cấp chính quyền trong việc quan tâm đầu tư hơn nữa về CSVC và trang thiết bị, kinh phí để các trường THCS và phòng Giáo dục có thể có thêm các điều kiện tối thiểu trong công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hương Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong những năm tới.
Nhìn chung qua kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông có thể khẳng định rằng các nhóm biện pháp đề
xuất trong luận văn đều có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế của Phòng GD&ĐT Đắk Glong và hoàn cảnh của các trường THCS trên địa bàn huyện. Việc áp dụng các biện pháp cần có sự linh hoạt, sáng tạo của Phòng GD&ĐT, của hiệu trưởng nhà trường, trên cơ sở các biện pháp đưa ra, hiệu trưởng có thể bổ sung những biện pháp cần thiết khác để kết hợp thực hiện có hiệu quả.
Căn cứ kết quả khảo sát thực trạng và kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông cho thấy, nhu cầu cấp thiết hiện nay là đòi hỏi phòng Giáo dục cần tăng cường trong công tác chỉ đạo các trường THCS đối với việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng CTGDPT 2018. Các biện pháp chỉ có tính khả thi khi phát huy tốt vai trò chỉ đạo, quản lý của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện và sự phối hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành, các lực lượng xã hội và cả cộng đồng cùng với Phòng GD&ĐT.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ thực trạng quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CT GDPT 2018, xuất phát từ những chủ chương, chính sách của đảng và nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, cũng như lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng ở địa phương tác giả đã đề xuất một số các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CT GDPT 2018 trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Các biện pháp trên đây góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CT GDPT 2018 , qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường, cũng như giúp cho các em học sinh có thể hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực người học.
Các biện pháp đề xuất nêu trên chỉ thật sự phát huy tác dụng khi nó được áp dụng một cách linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế của từng trường để lựa chọn ưu tiên và xây dựng lộ trình phù hợp và khả thi, vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa đảm bảo tính thực tiễn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Việc đổi mới PPDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một xu thế tất yếu hiện nay. Qua đó nhằm giúp cho các em học sinh có thể hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực người học, đây được xem là chìa khóa góp phần đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới hiện nay. Do đó, việc Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết đó là những tác động có định hướng, có mục tiêu đến việc đổi mới PPDH theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học.
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng CTGDPT 2018 bị chi phối bởi nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý, về đổi mới PPDH, nghiên cứu về thực trạng quản lý đổi mới PPDH...luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ nhưng ưu điểm và hạn chế của việc quản lý đổi mới PPDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Từ đó đã đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý đổi mới PPDH trên địa bàn huyện. Song để thực hiện thành công và có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng CTGDPT 2018 thì cần thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp nêu trên.
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, đều có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học. Tuỳ vào điều kiện, đặc điểm tình hình của mỗi đơn vị mà có thể áp dụng các biện pháp một cách khoa học, đồng bộ, linh hoạt và hợp lý để việc quản lý đổi mới PPDH theo định hướng CTGDPT 2018 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.