Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 69 - 70)

(Với tổng số 204 phiếu dành cho giáo viên) Kết quả thực hiện

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

người quản lý khai thác triệt để được thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trường.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Quá trình khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng CTGDPT 2018, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 204 khách thể, trong đó có 18 cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT, và 186 GV của 10 trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong với bốn mức độ nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các nhómbiện pháp biện pháp

* Về kết quả thăm dò ý kiến qua phỏng vấn, trao đổi

Đa số đối tượng được khảo nghiệm đều thống nhất với các nhóm biện pháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và khả thi. Bởi vì, các nhóm biện pháp được đề xuất phù hợp với quan điểm, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đã được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030 của Chính phủ. Đồng thời, các nhóm biện pháp đề xuất cũng phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương, tạo thuận lợi cho các trường THCS có điều kiện về cơ chế, biện pháp và CSVC trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, các đối tượng được khảo nghiệm cho rằng việc thực hiện các nhóm biện pháp đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố về tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các ngành các cấp và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, GV. Do đó, tùy theo tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương mà vận dụng cho phù hợp.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp

Tính cần thiết (%) Biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở các trường Rất

Cần Ít cần Không

THCS theo định hướng CTGDPT 2018 cần cần

thiết thiết

thiết thiết

1. Các biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng và

84,2 11,0 4,8 sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo định hướng

chương trình giáo dục phổ thông 2018 2. Các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng trong đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH 73,3 19,4 7,3 theo định hướng chương trình GDPT 2018

3. Các biện pháp Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt

chuyên môn theo hướng nâng cao năng lực 87,9 12,1 chuyên môn đáp ứng yêu cầu CT GDPT 2018

4. Các biện pháp tăng cường chỉ đạo đổi mới

phương pháp và kỹ năng học tập, nâng cao năng 65,9 34,1 lực tự học của học sinh

5. Các biện pháp trang bị các điều kiện thiết yếu

về CSVC, TBDH và kinh phí để quản lý hiệu quả 68,2 21,8 việc đổi mới PPDH theo định CTGDPT 2018

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình GDPT 2018 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w