Kế hoạch mua hàng và tiêu thụ hàng hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của CTCP dược Hậu Giang chi nhánh Huế (Trang 93 - 94)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2. Kế hoạch mua hàng và tiêu thụ hàng hóa

Việc đưa ra kế hoạch mua hàng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chi nhánh, nó cho thấy mục tiêu cần thực hiện và phải hoàn thành kế hoạch để đạt được mức lợi nhuận tăng trưởng ổn định và phát triển. Cần phải có kế hoạch cụ thể và phải có sự tính toán chi tiết để mua hàng hóa với giá phù hợp, hạn chế được chi phí mua hàng, giao vận, ... thiết lập hệ thống thu mua hợp lý, tăng hiệu quả.

Bảng 22: Mục tiêu kế hoạch mua hàng và doanh thu tiêu thụ qua các năm

(ĐVT: Triệu đồng )

Chỉ tiêu KH năm 2018 KH năm 2019 KH năm 2020

I. Mua hàng 97.000 108.000.000 112.000

II. Doanh thu TT 95.000 106.500.000 110.000

Qua bảng 22 trên, ta thấy doanh số mua hàng dự kiến điều tăng qua các năm 2018 -2020. Dự kiến doanh số mua hàng năm 2018 tăng 12.56% đạt 103.000triệu đồng. Dự kiến doanh số mua hàng năm 2019 so với năm 2018 tăng 8.7% đạt 112.000triệu đồng. Dự kiến năm 2020 đạt 120.000triệu đồng tương ứng với 7,1%.

Về Doanh thu tiêu thụ củng tăng qua các năm nhưng dự kiến giảm mạnh trong năm 2020. Doanh thu tiêu thụ dự kiến năm 2018, 2019. 2020 tăng lần lượt là 9.28% , 9,50% , 5,02%.

3.2.Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại CTCP Dược Hậu Giang Chi nhánh Huế

Những kế hoạch trên cho thấy mục tiêu có phần khiêm tốn nhưng phản ánh sự quyết tâm phấn đầu hết mình của Nhân viên DHG CN Huế. Để đạt được những mục tiêu trên, chi nhánh phải thực hiện hệ thống các chính sách đồng bộ, nhịp nhành và ăn khớp nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Vì vậy, ổn định và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

3.2.1.Công tác nghiên cứ u thị trư ờ ng củ a CTCP Dư ợ c Hậ u Giang CN Huế

CTCP DHG CN Huế cần phải chú trọng vào việc tìm hiểu đánh giá, phân tích và đưa ra nhưng hành động phù hợp với đối thủ cạnh tranh, phù hợp với tình hình ngành Dược. Tránh việc nắm bắt thông tin quá chậm, không ứng xử kịp trước các chiến thuật của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là về giá, hậu mãi và dịch vụ sau khi bán hàng,.. Giám đốc chi nhánh cần đôn đốc các nhân viên bán hàng hãy bỏ nhiều thời gian để chia sẽ, nói chuyện với các chủ cửa hàng thuốc để năm bắt tâm lý người bênh, những suy nghĩ, lo lắng khi sử dụng sản phẩm hay là góp ý tư vấn những điều cần biết khi sử dụng sản phẩm. Giám đốc chi nhánh cần tuyển những nhân viên bán hàng có kiến thức chuyên môn về ngành nghề, tầm nhìn tổng quát để có thể đánh giá khách quan hơn về những điều nhìn, nghe.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của CTCP dược Hậu Giang chi nhánh Huế (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)