Để có cơ sở đưa ra giải pháp tốt nhất, tác giả lấy ý kiến góp ý từ 38 khách hàng để tăng cường khả năng tiêu thụ Thuốc của CTCP DHG CN Huế. Kết quả thu được ở bảng 21.
Bảng 21: Ý kiến khách hàng về việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ Dược phẩm
Tiêu chí Tần số %
Tăng cư ờ ng chấ t lư ợ ng sả n phẩ m 6 15,79
Đa dạ ng hóa mẫ u mã 21 55,26
Tăng cư ờ ng các chư ơ ng trình khuyế n mãi 8 21,05
Thay đổ i giá bán hợ p lý hơ n 1 2,63
Tăng cư ờ ng công tác hỗ trợ bán hàng 11 28,95
Tích cự c đào tạ o NVBH 0 0
Hoạ t độ ng khác 23 60,53
(Nguồn: Số liệu khảo sát và xử lý của tác giả)
Theo tâm lý chung, người ta thường thích mua hàng vào những dịp có khuyến mãi, có 21,05% khách hàng có ý kiến tăng cường các chương trình khuyến mãi cho thuốc, dược phẩm của Chi nhánh. Hầu như khách hàng đưa ra quan điểm là chọn các “Hoạt động khác” chiểm 60,53% ở đây họ cho rằng Chi nhánh nên tăng chất lượng đóng gói sản phẩm, chất bao được làm tốt hơn để bảo quản sản phẩm. Ngoài ra có 55,26% khách hàng cho rằng nên đa dạng hóa sản phẩm; 15,79% cho rằng nên tăng cường chất lượng sản phẩm. Qua việc phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng ở trên
cho thấy, hiện tại đây không phải là nhân tố có tầm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ. Nhưng cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Dược phẩm, khách hàng rất cần đến những nhân viên tư vấn tốt để đưa ra quyết định phù hợp nhất khi chọn mua sản phẩm Thuốc và dược phẩm có chất lượng. Tiếp theo, có 11 người (28,95%) cho rằng nên tăng cường công tác hỗ trợ bán hàng. Hoạt động này giúp khách hàng có khả năng tiếp cận thông tin về sản phẩm dễ dàng hơn. Chỉ có 2,63% khách hàng góp ý thay đổi giá bán. Các ý kiến về việc tích cực đào tạo nhân viên bán hàng không được lựa chọn. Đây chỉ là những góp ý chưa mang tính đại diện cao nhưng cũng góp phần giúp tác giả đề xuất những biện pháp tác động phù hợp, thúc đẩy hiệu quả tiêu thụ Dược phẩm cho Chi nhánh
2.7. Hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ đóng vai trò quan trọng và quyết định trọng quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chuyển sang cơ chế mới, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải thay đổi để thích ứng với quy luật thị trường: Quy luật cung-cầu; quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tiếp cận và bám sát thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình. Trong cơ chế thị trường đó, CTCP DHG CN Huế củng đã có những hướng đổi mới và chuyển biến tích cực trong hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy tiêu thụ của mình. Tuy nhiên hoạt động này khá mới mẻ so với một doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ như chi nhánh thì nhìn chung hoạt động này còn nhiều yếu kém và chưa thực sự được quan tâm phát triễn. Sau đây là những phân tích về tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ cho tiêu thụ của Chi nhánh trong những năm gần đây.
2.7.1.Hoạ t độ ng nghiên cứ u thị trư ờ ng.
Trong những năm gần đây, CTCP DHG CN Huế đã có những đầu tư nhất định nhưng nhìn chung hoạt động này còn rất yếu kém và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Chi nhánh chưa có một sự đầu tư đầy đủ và sự quan tâm đúng mức vào hoạt động này, chưa có một cách thức nghiên cứu thị trường hợp lý. Phần việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường đều do nhân viên kinh doanh ( Sales ) trực tiếp thu thập, xử lý, đánh giá, phân tích và phản hồi lại
với giám độc chi nhánh. Việc đánh giá thị trường còn mang tính bộc phát và chưa chuyên nghiệp, còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá, nhìn nhận và đưa ra quan điểm còn mang tính chủ quan. Cho đến nay phòng chỉ chú trọng mua bán và tiêu thụ sản phẩm một cách đơn thuần mà xem nhẹ công tác nghiên cứu thị trường, chi nhánh vẫn chưa có một bộ phận nào chuyên trách về hoạt động này, hoạt động thị trường chỉ được coi là hoạt động phụ so với việc thực hiện nhiệm vụ chính là tiêu thụ sản phẩm.