CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG LựCLÀM VIỆC
2.4.1. Nghiên cứu của nước ngoài
26
nhân viên và người giám sát, nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên làm việc trong các ngành công nghiệp khác nhau tại Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mười yếu tố tạo động lực cho nhân viên gồm: Công việc thú vị, Công nhận thành tích, Cảm nhận vai trò cá nhân trong công việc, Sự đảm bảo trong công việc, Lương cao, Đào tạo và thăng tiến trong tổ chức, Điều kiện làm việc tốt, Sự gắn bó của cấp trên, Phê bình kỷ luật khéo léo, Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân.
Nghiên cứu của Kovach thực hiện cuối thập niên 80 của thế kỷ trước nên có một số hạn chế so với các nghiên cứu được thực hiện sau này, như chưa đề cập đến những yếu tố cơ bản như mối quan hệ đồng nghiệp và phúc lợi, những yếu tố mà các nghiên cứu sau này, đặc biệt là các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam, như nghiên cứu của Bùi Minh Thu và Nguyễn Lê Đoan Khôi (2014), Đàm Văn Khanh và Nguyễn Thị Thanh Dần (2015) đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến động lực làm việc.
Hinh 2.4: Mô hình nghiên cứu của Kovach (1987)
Nguồn: Kovach, 1987
Nghiên cứu của Parkin, Tutesigensi & Buyukalp (2009) với đề tài “Động lực làm việc của nhân viên xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ’”. Nghiên cứu được thực hiện
27
với cuộc khảo sát 370 nhân viên đang làm việc trong ngành xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả đã khám phá 8 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: Tiền lương, Công việc thú vị, Sức khỏe, Mối quan hệ nơi làm việc, Cân bằng cuộc sống và công việc, Trách nhiệm cá nhân, Môi trường làm việc, An toàn nghề nghiệp. Nghiên cứu đã phát hiện vấn đề mới hơn so với những nghiên cứu trước là yếu tố Cân bằng cuộc sống và công việc có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2009 là năm mà nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang khủng hoảng nên kết quả nghiên cứu đã thể hiện được bối cảnh của nghiên cứu, trong đó, tiền lương là yếu tố có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của nhân viên trong ngành xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hinh 2.5: Mô hình nghiên cứu của Parkin và cộng sự (2009)
Nguồn: Parkin và cộng sự, 2009
Nghiên cứu của Islam, Haque, Hossain & Rahman (2015) với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngành may” với đối tượng khảo sát là 200 nhân viên đang làm việc tại các Sở may Bangladesh. Nghiên cứu đã khám phá 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên là: Tiền lương và các khoản thanh toán, Điều kiện làm việc, Môi trường làm việc, Sự đảm bảo công việc, Khen thưởng. Hạn chế của nghiên cứu là trong mô hình đề xuất chưa đề cập đến các yếu tố liên quan đến cá nhân của nhân viên, cũng như mẫu khảo sát nhỏ chưa đủ đại diện cho toàn ngành.
28
Hinh 2.6: Mô hình nghiên cứu của Islam và cộng sự (2015)
Nguồn: Islam và cộng sự, 2015