Các biểu hiện động lựclàm việc của nhân viên Nhà nước

Một phần của tài liệu 2450_012657 (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU

2.1.6. Các biểu hiện động lựclàm việc của nhân viên Nhà nước

Trong thực tiễn, động lực làm việc của người lao động nói chung, nhân viên ở các cơ quan nhà nước nói riêng được biểu hiện, phản ánh thông qua các dấu hiệu có thể nhận biết, đó chính là mức độ tham gia của người lao động vào công việc và mối quan tâm của họ đối với công việc, với nghề nghiệp.

Đối với nhân viên ở các cơ quan nhà nước, mức độ tham gia vào công việc có thể được đánh giá thông qua biểu hiện sử dụng thời gian hành chính để làm việc; mối quan tâm đối với công việc được biểu hiện thông qua mức độ tin tưởng, sự gắn bó công việc mà cụ thể hơn là ở kết quả hoàn thành công việc được giao.

Một là, mức độ tin tưởng, sự gắn bó với công việc và tổ chức Nhà nước của nhân viên: Không giống như người lao động ở khu vực tư nhân, nhân viên Nhà nước khi lựa chọn công tác ở các cơ quan Nhà nước là hướng đến các mục tiêu vì lợi ích chung của cộng đồng hoặc các giá trị xã hội mà họ mong muốn góp phần tạo ra thông qua thực hiện công vụ của mình. Do đó, mức độ tin tưởng và sự gắn bó của nhân viên chính là niềm tin của họ vào các giá trị cao đẹp mà họ mong muốn cống hiến, và ngược lại, cũng chính điều này tạo nên sự gắn bó của họ với khu vực công.

Hai là, việc sử dụng thời gian làm việc của nhân viên ở các cơ quan hành chính Nhà nước. Do đặc thù của khu vực các cơ quan Nhà nước, đặc thù của quản lý nhân sự ở khu vực này, bên cạnh quản lý theo hiệu quả công việc thì cũng còn quản lý cả thời gian hành chính của nhân viên, theo giờ hành chính phục vụ các dịch vụ công cho nhân dân. Do đó, khi đánh giá biểu hiện động lực của nhân viên cũng có thể căn cứ vào việc nhân viên sử dụng thời gian hành chính để hoàn thành công việc như thế nào, hoặc không sử dụng hết thời gian hành chính hoặc vẫn ngồi đủ thời gian hành chính nhưng làm các công việc ngoài nhiệm vụ hành chính được giao.

17

Ba là, mức độ hoàn thành công việc chuyên môn của nhân viên ở các cơ quan hành chính Nhà nước. Đây chính là điểm cốt lõi để đánh giá động lực làm việc của nhân viên Nhà nước. Suy cho cùng, mục tiêu của bất cứ tổ chức nào không phân biệt cơ quan Nhà nước hay khu vực tư nhân chính là hiệu suất lao động, là năng suất lao động của nhân viên hay người lao động thuộc tổ chức. Đối với nhân viên Nhà nước, mức độ hoàn thành công việc chuyên môn là thước đo biểu hiện động lực của họ còn bởi đặc thù công vụ chính là phục vụ quản lý Nhà nước, phục vụ nhân dân, nếu nhân viên tin tưởng và gắn bó, vì mục tiêu xã hội, mục tiêu tốt đẹp của công vụ thì họ sẽ nỗ lực để làm tốt công việc được giao với kết quả cao nhất, qua đó mà góp phần khẳng định vị thế, uy tín của các cơ quan Nhà nước. Ngược lại, nếu họ không đam mê, gắn bó, tin tưởng, không tận tuỵ hoặc thiếu các kỹ năng cần thiết của nhân viên Nhà nước thì thì họ sẽ không hoàn thành được công việc được giao và như vậy, khó có thể nhận thấy động lực làm việc nơi họ.

Một phần của tài liệu 2450_012657 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w