Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu 2450_012657 (Trang 57)

Nghiên cứu định lượng thực hiện qua hai bước là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

3.2.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Kết quả thang đo từ nghiên cứu định tính được sử dụng để thiết lập bảng câu hỏi và khảo sát thử 50 nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn. Dữ liệu thu thập được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua hai bước là đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là hoàn thiện biến quan sát các thang đo của mô hình nghiên cứu trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.

3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy rằng các thang đo đều đạt tiêu chuẩn, các biến quan sát điều đạt yêu cầu về thống kê. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy rằng các kiểm định thống kê đều đạt, không có biến quan sát bị loại, đã rút ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn giống như mô hình đề xuất.

(Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ trình bày trong phụ lục 1E)

3.2.2.3. Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình lý thuyết được kiểm định bằng

42

phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn. Cuối cùng, kiểm định T-test, ANOVA được thực hiện để so sánh khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của những nhóm nhân viên có đặc điểm cá nhân khác nhau.

3.3.THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI VÀ MÃ HÓA THANG ĐO 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ để hoàn thiện thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, các biến quan sát của thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn. Kết quả thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nhân viên đã được hiệu chỉnh gồm 7 biến độc lập: Cảm nhận vai trò cá nhân trong công việc, Cân bằng cuộc sống và công việc, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Điều kiện làm việc, Thu nhập, Phúc lợi, Công nhận thành tích và 01 biến phụ thuộc là Động lực làm việc chung với 32 biến quan sát. Thang đo Likert 05 mức độ tương ứng: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi chính thức.

(Bảng câu hỏi chính thức trình bày ở phụ lục 1F).

3.3.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo

Thang đo dùng để đo lường các biến trên được kế thừa từ thang đo gốc của các nghiên cứu khác và được điều chỉnh thông qua thảo luận nhóm (xem Phụ lục 1D). Thang đo chính thức được diễn đạt và mã hóa như sau:

Cảm nhận vai trò cá nhân trong

công việc

Được phân công nhiệm vụ rõ ràng VTCN1

Brook s

(2007) Thông tin liên quan đến công việc của tôi được cung

cấp đầy đủ VTCN2

Tôi nhận thức công việc mình đang thực hiện là

quan trọng VTCN3

Cân bằng cuộc sống và công

việc

Lịch làm việc của tôi có thể sắp xếp linh hoạt được CB1

Varma (2015)

Tôi có thời gian dành cho gia đình CB2

Tôi có điều kiện chăm sóc bản nhân CB3

Tôi không có tâm trạng lo lắng các vấn đề liên quan

đến gia đình khi đến nơi làm việc CB4

Mối quan hệ với

đồng nghiệp

Đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ tôi khi cần thiết DN1

Olcer (2005)

Đồng nghiệp đáng tin cậy DN2

Đồng nghiệp có sự tận tâm với công việc DN3 Đồng nghiệp phối hợp làm việc nhóm tốt DN4

Điều kiện làm việc

Được trang bị đầy đủ thiết bị cho công việc DK1

Islam và cộng sự

(2015) Được pháp luật bảo vệ khi bị đe dọa DK2

Môi trường tại cơ quan là tốt DK3

Tôi cảm thấy sức khỏe của tôi không bị ảnh hưởng

từ khi làm việc ở công ty DK4

Thu nhập

Thu nhập tương xứng với kết quả làm việc của tôi TN1

Islam và cộng sự

(2015) Thu nhập đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống TN2

Thu nhập tương đương so với nhân viên cùng cấp

bậc thuộc các ngành khác trên địa bàn TN3 Công ty luôn thực hiện trả lương đúng hạn TN4

Phúc lợi

Công ty đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy

định PL1

Kukanja (2012) Công ty giải quyết đầy đủ chế độ ốm đau, bệnh nghề

nghiệp PL2

Các khoản phụ cấp cho công việc là hợp lý PL3 Các dịch vụ hỗ trợ cho công việc của công ty có hiệu

quả PL4

Công nhận thành tích

Sự công nhận thành tích được thực hiện kịp thời CN1

Olcer (2005) Kết quả công nhận thành tích là chính xác CN2

Đánh giá thành tích công bằng giữa các nhân viên CN3 Tôi đồng tình với các tiêu chí đánh giá thành tích CN4

Động lực Tôi thường cảm thấy hăng say khi làm việc DL1 Brooks

làm việc chung

Tôi được truyền cảm hứng trong công việc DL2 (2007) Tôi thường thực hiện công việc với nỗ lực cao nhất DL3

Nhìn chung, chính sách động viên, khuyến khích của

công ty luôn thúc đẩy tôi hoàn thành tốt công việc DL4

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu

3.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng lấy mẫu: Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là nhân viên cấp nhân viên đang làm việc tại các phòng ban của Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn.

Quy mô mẫu được xác định như sau:

Kích thước mẫu được chọn phải thỏa mãn được tất cả các phương pháp phân tích sử dụng trong bài nghiên cứu: phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui,.... Theo Hair và cộng sự (2006) thì “để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 01 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sáf \ Trong mô hình nghiên cứu có 32 biến quan sát, vậy kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 160.

Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick & Fidell (2007) thì kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n>= 50 + 8p

Trong đó: n: cỡ mẫu, p: số biến độc lập trong mô hình.

Vì vậy, để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, tác giả chọn 10 quan sát cho 01 biến quan sát (N=10*32). Như vậy kích thước mẫu là 320 quan sát. Mẫu khảo sát được thu thập bằng phương pháp xác suất, ngẫu nhiên đơn giản.

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

3.4.2.1. Đánh giá thang đo

Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì phải có tối thiểu là 3 biến đo lường. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt tức là thang đo có độ tin cậy cao. Tuy nhiên điều này thực sự không phải như vậy. Cronbach’s Alpha

45

quá lớn (>0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng. Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với các biến còn lại trong thang đo. Một biến thiên đo lường có hệ số tương quan tổng r > 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994). Tuy nhiên nếu r =1 thì hai biến đo lường chỉ là một và chúng ta chỉ cần dùng một trong hai biến là đủ. Vì vậy, theo Nunnally & Bernstein (1994) một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,7-0,8]. Nếu Cronbach’s Alpha > 0,6 thì thang đó có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kiểm định thang đo bằng phương pháp EFA

Phân tích nhân tố khám phá là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phương pháp trích hệ số sử dụng là “Principal components” với phép xoay “Variamax” và điểm dừng khi trích các yếu tố “Eigenvalue” =1. Bằng phương pháp này cho phép rút gọn nhiều biến số có tương quan lẫn nhau thành một đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường thẳng gọi là nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá quan tâm đến các tham số sau:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig< 0,05) thì các biến quan sát có tương quan trong tổng thể. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Là hệ số tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này càng lớn thì cho biết các biến và các nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố lớn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, lớn 0,4 được xem là quan trọng và lớn 0,5 được xem là có ý

46

nghĩa thực tế. Đồng thời theo Nguyễn Đình Thọ (2011), trong thực tiễn nghiên cứu hệ số tải nhân tố 2 0,5 là chấp nhận. Tuy nhiên nếu hệ số tải nhân tố nhỏ nhưng giá trị nội dung của nó đóng vai trò quan trọng trong thang đo thì khi đó hệ số tải nhân tố bằng 0,4 thì không nên loại bỏ. Trong nghiên cứu này, chỉ chọn những biến quan sát có hệ số tải nhân tố ≥ 0,5.

Phần Tổng phương sai trích: Tổng này được thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên, tức là phần chung phải lớn hơn hoặc bằng phần riêng và sai số (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp trích “Principal Component Analysis” với phép quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

Hệ số Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố): Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữa lại trong mô hình phân tích. Nếu nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

3.4.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Trước hết hệ số tương quan Pearson giữa động lực làm việc chung với các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares - OLS) cũng được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là động lực làm việc nói chung và các biến độc lập. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Phương trình hồi tuyến tính bội có 7 giả thuyết:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + u Trong đó:

Y là biến phụ thuộc ; β0 là hằng số;

47

β1, β2, β3,β4, β5, β6, β7 lần lượt là hệ số hồi quy của các yếu tố X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7;

u là phần dư.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF), giả định phương sai của sai số không đổi (dùng kiểm định tương quan hạng Spearman).

3.4.2.3. Kiểm định T-test, ANOVA

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định T-test, phương sai một yếu tố ANOVA cho việc phân tích đánh giá giới tính, tuổi, trình độ, thu nhập, thâm niên làm việc, bộ phận làm việc và so sánh sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm đối với mức độ động lực làm việc của nhân viên .

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, dựa trên kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã đưa ra quy trình nghiên cứu, các biến quan sát được mã hóa cho thành phần của thang đo của 7 biến độc lập và biến phụ thuộc về động lực làm việc. Phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ được lựa chọn. Kích thước mẫu được chọn dựa trên nghiên cứu củaYamane (1967), Hair và cộng sự (1998), Tabachnick & Fidell (1996). Đồng thời chương này cũng đưa ra phương pháp phân tích dữ liệu để đánh giá thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình.

Tiêu chí Tần số (Người) Tỷ lệ (%)

48

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong chương 4, nội dung đầu tiên là tổng quan tình hình nhân viên tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn được trình bày. Tiếp theo, kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết và những thảo luận về kết quả nghiên cứu cùng với sự so sánh với thực tiễn tại công ty và so sánh với nghiên cứu trước.

4.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Là một trong những công trình mang tính lịch sử và lâu đời nhất TP. HCM, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của thành phố. Được xây dựng cùng lúc với Bưu điện TP. HCM, Nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xem như một chứng nhân của lịch sử, đã cùng đi qua những thăng trầm của con người và vùng đất này. Sức sống bền bỉ cùng những giá trị văn hóa đặc trưng đã mang đến cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn một sắc thái riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

Chức năng và nhiệm vụ:

Là nơi vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân thành phố và các khu vực lân cận.

Là lá phổi xanh giúp điều hòa không khí và giữ gìn môi trường tự nhiên trong lành của thành phố thông qua hệ thực vật phong phú, đa dạng.

Giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục công dân và phổ biến kiến thức về việc bảo tồn sinh vật, cũng như gìn giữ môi trường. Việc chăm sóc các loài động thực vật đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng cao tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn những loài động, thực vật hiếm của Việt Nam.

4.2. MÔ TẢ MẪU

Theo kích thước mẫu cho nghiên cứu, 320 phiếu khảo sát được phát ra, thu về 298 bảng. Sau khi tiến hành loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu do thiếu thông tin và trả lời không đầy đủ, còn lại 292 bảng để đưa vào phân tích. Thông tin về mẫu khảo sát thu thập được như sau:

Ket quả khảo sát về giới tính

49

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về giới tính của đối tượng

Một phần của tài liệu 2450_012657 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w