QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2450_012657 (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hinh 3.1: Quy trình nghiên cứu

40

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của các thang đo là phù hợp với đối tượng nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn. Phương pháp được lựa chọn là thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm.

3.2.1.1. Thảo luận tay đôi

Thảo luận tay đôi được thực hiện với 7 cá nhân cấp trưởng phòng trở lên trong Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn. Mục tiêu là nhằm đưa ra và thống nhất các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty. Cuộc thảo luận được tiến hành với từng quản lý với thời lượng là 60 phút cho mỗi cuộc thảo luận với 05 bước tiến hành như sau: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc thảo luận; Giới thiệu các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất và giải thích cụ thể từng yếu tố; Sử dụng câu hỏi mở và đề nghị quản lý cho ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên dựa trên cơ sở thực tiễn tại công ty, ghi nhận đánh giá của họ về mức độ phù hợp mô hình và thang đo của nghiên cứu cùng những bổ sung cần thiết; Tổng kết các ý kiến. Kết quả của 7 cuộc thảo luận được tổng hợp lại, chọn lọc và ghi nhận những ý kiến có nhiều quan điểm chung.

(Dàn bài thảo luận tay đôi được trình bày trong phần phụ lục 1B)

3.2.1.2. Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm được thực hiện với 10 nhân viên cấp nhân viên thuộc 10 phòng ban khác nhau. Mục tiêu là để nhóm nhân viên đánh giá mức độ phù hợp về ngữ nghĩa, mức độ dễ hiểu của từng biến quan sát của thang đo, có sự thay đổi, điều chỉnh cần thiết để đảm bảo là đối tượng khảo sát là nhân viên có thể hiểu đúng và trả lời được. Đồng thời, cuộc thảo luận còn nhằm bổ sung thêm các biến quan sát mà theo đối tượng nhân viên là có ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ. Cuối cùng, những ý kiến đưa ra sẽ được biểu quyết theo số đông, những ý kiến nhận được sự đồng ý từ 5/10 nhân viên trở lên sẽ được ghi nhận vào văn bản.

(Dàn bài thảo luận nhóm được trình bày trong phần phụ lục 1C)

Tên biến

Thang đo Mã hóa Nguồn

tác giả

41

Kết quả của thảo luận tay đôi được tổng hợp lại đã cho thấy rằng các yếu tố trong mô hình đề xuất là có sự phù hợp với đối tượng khảo sát là nhân viên tại công ty, không tiến hành điều chỉnh thêm.

Kết quả thảo luận nhóm đã kết luận rằng thang đo sơ bộ là các thang đo gốc của các tác giả nước ngoài có một số biến quan sát cần thay đổi để ngữ nghĩa dễ hiểu và phù hợp với đối tượng khảo sát là nhân viên tại công ty, đồng thời nhóm cũng đề xuất thêm một số biến quan sát mà nhóm nhận thấy rằng điều đó có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên .

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng thực hiện qua hai bước là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

3.2.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Kết quả thang đo từ nghiên cứu định tính được sử dụng để thiết lập bảng câu hỏi và khảo sát thử 50 nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn. Dữ liệu thu thập được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua hai bước là đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là hoàn thiện biến quan sát các thang đo của mô hình nghiên cứu trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.

3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy rằng các thang đo đều đạt tiêu chuẩn, các biến quan sát điều đạt yêu cầu về thống kê. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy rằng các kiểm định thống kê đều đạt, không có biến quan sát bị loại, đã rút ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn giống như mô hình đề xuất.

(Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ trình bày trong phụ lục 1E)

3.2.2.3. Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình lý thuyết được kiểm định bằng

42

phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài gòn. Cuối cùng, kiểm định T-test, ANOVA được thực hiện để so sánh khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của những nhóm nhân viên có đặc điểm cá nhân khác nhau.

Một phần của tài liệu 2450_012657 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w