Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 31)

1.1. Khái quát về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sáchnhà nướcnhà nước nhà nước

1.1.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnvốn ngân sách nhà nướcvốn ngân sách nhà nước vốn ngân sách nhà nước

- Khái niệm đầu tư:

Theo Lê Xuân Mậu (2014): “Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá

trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung.”[9,tr26]

Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Từ các ý kiến trên, tác giả luận văn rút ra khái niệm về đầu tư như sau:

Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Theo Hồ Thị Mai Hương (2020), định nghĩa: “Đầu tư xây dựng cơ bản

từ nguồn vốn NSNN trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng.” [8,tr11]

Có thể hiểu, đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.

Như vậy, theo tác giả luận văn: “Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

NSNN là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.”

1.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là nguồn vốn từ NSNN và chủ yếu được dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đó là các công trình, DA cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường điện, trường học, bệnh viện, hệ thống thuỷ lợi, đê, cảng biển, ...; các DA trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; các công trình, DA thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển KTXH; các công trình, DA văn hoá xã hội, công cộng; các công trình DA an ninh, quốc phòng,...

- Dự án đầu tư: Sản phẩm đầu tư XDCB có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục công trình, công trình có một thiết kế và dự toán riêng tùy thuộc vào mục

đích đầu tư và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu tư xây dựngcông trình. Mục đích của đầu tư và các điều kiện trên quyết định đến qui hoạch, kiến trúc, qui mô và kết cấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thi công… và dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB phải gắn với từng hạng mục công trình, công trình xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư.

-Chủ thể đầu tư: Đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có điểm khác cơ bản với đầu tư bằng vốn không phải của nhà nước là cơ chế quản lý. Do chủ sở hữu đầu tư phát triển của nhà nước là nhà nước, chủ đầu tư chỉ là người sử dụng vốn nên cần có cơ chế quản lý chặt chẽ đi liền với việc kiểm tra giám sát để hạn chế tiêu cực, thất thoát, lãng phí. Còn đầu tư không phải của nhà nước, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn đích thực nên cơ chế quản lý đơn giản, gọn nhẹ hơn.

- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước chủ yếu được tiến hành theo kế hoạch nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KTXH trong từng thời kỳ.

1.1.3. Phân loại đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tuỳ theo căn cứ phân chia, đầu tư XDCB thường được phân loại như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào cấp quản lý ngân sách:

- Đầu tư của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư cho các DA phục vụ cho lợi ích quốc gia.

- Đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các DA phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó.

Thứ hai, căn cứ mức độ kế hoạch đầu tư:

- Đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

hội, các địa phương chủ động đầu tư (bao gồm đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất).

- Đầu tư theo các chương trình, DA quốc gia như: chương trình 135, chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn, DA trồng mới 5 triệu ha rừng…

- Đầu tư XDCB thuộc NSNN nhưng được để lại cho đơn vị đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như nguồn vốn quảng cáo, nguồn thu học phí, viện phí, liên doanh liên kết …

Nguồn NSNN đầu tư cho XDCB không có khả năng thu hồi trực tiếp với số lượng lớn, có tác dụng chung cho nền kinh tế, xã hội; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư. Vì là nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ NSNN không hoàn lại nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.

1.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

1.2.1. Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngânsách nhà nướcsách nhà nước sách nhà nước

Theo Viện Ngôn ngữ học (2021): “Quản lý là sự điều khiển chỉ đạo một

hệ thống hay quá trình để nó vận động theo phương hướng đạt mục đích nhất định căn cứ vào các quy luật hành chính, luật nguyên tắc tương ứng.”[22]

Đỗ Hoàng Toàn (2008) lại có định nghĩa theo khía cạnh khác như sau:

“Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể.”[19, tr3]

Thông qua những điểm chung của các khái niệm, một cách chung nhất, có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể

quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.

quản lý đã phân tích ở trên, tác giả luận văn rút ra khái niệm: Quản lý đầu tư

xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN là hoạt động của cơ quan quản lý (cơ quan quản lý nhà nước) về toàn bộ quy trình trước, trong và sau công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN. Cơ quan quản lý sẽ ban hành và sử dụng các quy định, các biện pháp, cách thức, công cụ quy trình phù hợp với quy định của quốc tế và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.2. Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Để quản lý hiệu quả cần phải có cơ chế quản lý phù hợp. Một cơ chế quản lý thông thường bao gồm những quy định về nội dung, trình tự công việc cần làm; tổ chức bộ máy để thực thi công việc và những quy định về trách nhiệm khi thực hiện các quy định đó.

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy phân cấp quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

(Nguồn: Nghị định số: 99/2021/NĐ-CP)

Theo sơ đồ trên, việc quản lý về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN được thực hiện ở các cơ quan như sau:

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

(Quốc hội, Chính phủ, TTCP, HĐND, UBND các cấp, HĐQT, GĐ DNNN, ...)

Cơ quan chức năng (Đầu tư, Tài chính,

Xây dựng, Thanh tra, …..) Cơ quan cấp vốn (KBNN, Ngân hàng Phát triển, ....)

- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước tùy theo nguồn đầu tư. Theo quy định hiện hành, người có thẩm quyền quyết định đầu tư bằng nguồn vốn NSNN gồm: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhà nước theo thẩm quyền ....

- Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoặc cũng có thể là doanh nghiệp nhà nước.

- Các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB như: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thanh tra,..

- Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho chủ đầu tư. Một DA có thể có một hoặc nhiều nhà thầu như nhà thầu tư vấn cung cấp cho chủ đầu tư các dịch vụ như tư vấn như lập DA, thiết kế, giám sát chất lượng công trình, quản lý về đầu tư XDCB, ..; nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị; nhà thầu xây lắp thực hiện việc thi công xây dựng công trình.

- Đối với cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh thành lập các Ban sau để thực

hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách trên địa bàn Tỉnh:

• Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;

• Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông;

• Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Đối với DA sử dụng vốn NSNN , do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định đầu tư, chủ đầu tư là các Ban quản lý dự án chuyên ngành

hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

Theo phân cấp của UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư (chủ trì thẩm định các dự án không có cấu phần xây dựng), Sở Xây dựng (chủ trì thẩm định các dự án có cấu phần xây dựng), trình UBND tỉnh quyết định đầu tư.

- Đối với cấp quận, huyện, thành phố: Chủ tịch UBND quận, huyện,

thành phố thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò Chủ đầu tư và quản lý các DA do UBND cấp huyện quyết định đầu tư xây dựng (các DA thuộc cấp quản lý của UBND quận, huyện, thành phố).

Đối với DA sử dụng vốn ngân sách của cấp huyện và cấp xã, chủ đầu tư là UBND cấp huyện và cấp xã. Riêng đối với DA thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 31)