Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 41)

sách nhà nước

1.2.4.1. Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

- Lập kế hoạch, quy hoạch:

Kế hoạch hóa đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý về đầu tư XDCB. Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở địa phương chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối, tránh được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí nguồn lực của đất nước nói

chung và địa phương nói riêng.

Kế hoạch hóa đầu tư XDCB trước hết phải xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý, xác định ưu tiên đầu tư vào ngành nào, vùng nào, đầu tư như thế nào và đầu tư bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất từ đó xác định được cơ cấu dự án đầu tư theo ngành, vùng và cơ cấu dự án đầu tư theo nhóm dự án (A, B, C).

Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được quy hoạch đầu tư và dựa vào quy hoạch để lập kế hoạch dự án đầu tư nhằm xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng dự án đầu tư XDCB trong từng thời kỳ nhất định và cho thời hạn xác định.

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án:

Thẩm định dự án đầu tư XDCB là việc kiểm tra lại các điều kiện quy định phải đảm bảo của một dự án đầu tư trước khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư sử dụng dự án để đầu tư phát triển phải được thẩm định. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tuỳ theo từng loại dự án đó là các điều kiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ; Các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư; Đảm bảo an toàn về tài nguyên, môi trường; Các vấn đề xã hội của dự án.

Để làm tốt công tác quản lý về đầu tư XDCB đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý khoa học mà trong đó việc lập và thực hiện các kế hoạch tài chính là có tính chất bắt buộc. Các giá trị dự toán trong dự án đầu tư chính là cơ sở quan trọng để lập, triển khai các kế hoạch tài chính thực hiện công tác quản lý về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Đặc điểm nổi bật của đầu tư XDCB là thời gian dài, dự án đầu tư lớn, rủi ro cao. Để giảm thiểu khả năng rủi ro các nhà đầu tư thường thông qua việc lập dự án đầu tư XDCB. Sau khi thẩm định dự án đầu tư, nếu dự án đạt được những yêu cầu cơ bản về nội dung thẩm định dự án và có tính khả thi cao thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư để có thể triển

khai ở khâu thiết kế dự toán. Đây là bước cụ thể hóa hơn so với việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư XDCB, nếu ở giai đoạn thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư chỉ mới thực hiện thiết kế sơ bộ để xác định chi phí xây lắp và thiết bị thì giai đoạn này các chi phí được xác định một cách chính xác, cụ thể hơn. Hồ sơ thiết kế, dự toán là căn cứ để tổ chức đấu thầu và quản lý chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn này được xác định theo tổng dự toán, dự toán xây lắp hạng mục công trình. Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công. Tổng dự toán công trình bao gồm Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác và chi phí dự phòng. Dự toán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác lắp của hạng mục công trình được tính toán cụ thể từ thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.

Chi phí đầu tư XDCB chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế với các nhà thầu. Để thực hiện một dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể thuê các nhà thầu thực hiện các công việc như tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát chất lượng công trình, xây lắp, cung cấp máy móc, thiết bị cho dự án, kiểm toán. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu phải thông báo theo quy định để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Đối với đấu thầu hạn chế, được áp dụng trong các trường hợp: Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn dự án sử dụng cho gói thầu; Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc có tính

đặc thù; Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Việc chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Khi chỉ định thầu phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

1.2.4.2. Tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là việc hết sức phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi dự án đầu tư bao gồm nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Nội dung các hoạt động lại cũng rất đa dạng. Quản lý về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.phải được thực hiện với từng hoạt động hay từng hạng mục của dự án công trình.

a) Công tác quản lý chi phí:

Hoạt động này bao gồm: quản lý chi phí xây lắp, cần kiểm tra, giám sát việc áp dụng các định mức, đơn giá đảm bảo đúng các quy định về thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công, đối với các quy định hướng dẫn điều chỉnh định mức, đơn giá dự toán và các chế độ trong quản lý XDCB của Nhà nước và địa phương, cần chú ý tới thời hạn hiệu lực của văn bản; quản lý chi phí thiết bị, trước hết cần quản lý danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất, các chỉ tiêu kỹ thuật… đảm bảo đúng nội dung đầu tư thiết bị trong dự án đã được duyệt. Tiếp đó, cần giám sát theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng các máy móc, thiết bị này được sử dụng đúng mục đích, được khai thác và tận dụng một cách có hiệu quả.

b) Quản lý chất lượng dự án đầu tư:

Là quá trình áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định, một cách có hệ thống nhằm đảm bảo công trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo vận hành khai thác. Quản lý chất lượng công trình

bao gồm các bước: Lập kế hoạch chất lượng; Đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng công trình.

Một số công cụ thường được sử dụng để quản lý chất lượng hiện nay là Chu trình DEMING về quản lý chất lượng, sử dụng tiêu chuẩn ISO 9000:2000; hệ thống quản lý chất lượng EMS…

Hiện nay nội dung được thực hiện theo các quy định tại Nghị định Số: 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Nội dung của quản lý chất lượng công trình bao gồm các hoạt động quản lý về chất lượng của chủ đầu tư đối với hoạt động các chủ thể tham gia đó là: Tư vấn giám sát, nhà thầu thi công; giám sát cộng đồng và quy trình thực hiện tổ chức nghiệm thu của chủ đầu tư; Giám sát quyền tác giả của nhà thầu thiết kế.

c) Quản lý tiến độ thực hiện đầu tư:

Là việc chủ đầu tư thiết lập kế hoạch tiến độ chi tiết thực hiện, phù hợp với quy mô, đảm bảo hoàn thành dự án trong kế hoạch tiến độ đã xây dựng. Kế hoạch này được chủ đầu tư đưa vào trong hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu), để các nhà thầu căn cứ lập bảng tiến độ chi tiết hơn để đáp ứng đúng tiến độ theo hồ sơ mời thầu được duyệt;

Hiện nay phương pháp quản lý thời gian thường được sử dụng đó là phương pháp CPM, PERT; biểu đồ GANTT - là công cụ phổ biến trong việc quản lý tiến độ dự án; phương pháp cấu trúc phân tách công việc WBS.

Mỗi nội dung công việc được xác định thực hiện trong khoản thời gian nhất định. Thời gian thực hiện các hạng mục hoàn thành phải nằm trong kế hoạch tổng tiến độ, kế hoạch là căn cứ tiến độ thực hiện quản lý. Nhà thầu thi công căn cứ tiến độ để tổ chức thi công, tổ chức tư vấn giám sát chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra từng nội dung công việc tương ứng được xác định trong tiến độ thi công.

d) Việc thanh toán dự án đầu tư:

Là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượng công việc hoàn thành. Thanh toán dự án đầu tư có thể được thanh toán theo tuần kỳ, tức là sau một thời gian thi công chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu một khoản tiền, có thể được thanh toán theo giai đoạn quy ước hay điểm dừng kỹ thuật hợp lý, có thể được thanh toán theo khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành hay thanh toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng thời kỳ, khả năng về dự án của chủ đầu tư và nhà thầu. Vấn đề là phải kết hợp được hài hòa lợi ích của chủ đầu tư và nhà thầu. Với nguyên tắc chung là kỳ hạn thanh toán càng ngắn mà đảm bảo có khối lượng hoàn thành nghiệm thu thì càng có lợi cho cả hai bên, vừa đảm bảo dự án cho nhà thầu thi công, vừa đảm bảo thúc đẩy tiến độ thi công công trình.

e) Việc quyết toán dự án đầu tư:

Là tổng kết, tổng hợp tất cả các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án đầu tư. Thực chất của quyết toán dự án đầu tư của một dự án, công trình, hạng mục công trình là xác định giá trị của dự án, công trình, hạng mục công trình đó, hay chính là xác định dự án đầu tư được quyết toán. Dự án đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan. Việc quyết toán dự án đầu tư công trình XDCB hoàn thành có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý về đầu tư XDCB , thể hiện ở chỗ: Một là, thông qua quyết toán dự án đầu tư, chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan nắm được đầy đủ tình hình thu chi của dự án; Xác định được đúng giá trị tài sản cố định và nguồn dự án hình thành

tài sản cố định làm cơ sở tính toán chính xác giá trị hao mòn tài sản cố định vào giá thành sản phẩm, xác định đúng thu nhập và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước, từ đó tăng cường hạch toán kinh tế…; Hai là, thông qua quyết toán dự án đầu tư giúp cho Nhà nước nắm được tình hình và tốc độ đầu tư của các đơn vị, các ngành, các thành phần kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế để hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế; Ba là, thông qua công tác quyết toán dự án đầu tư để đánh giá kết quả qua quá trình đầu tư rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư phù hợp với tình hình hiện nay. Do vậy, quyết toán dự án đầu tư XDCB của một dự án phải đạt được hai yêu cầu cơ bản: Một là, quyết toán dự án đầu tư phải đúng đắn, đó là phải xác định được đúng đắn dự án đầu tư được quyết toán. Dự án đầu tư được quyết toán phải được phân định theo đúng nguồn dự án hình thành và phải được tính đến giá trị thời gian của tiền, tức là phải xác định được dự án đầu tư qua các năm và quy đổi được giá trị về thời điểm bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Xác định đúng đắn dự án đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động, hoặc chi phí không thành tài sản của dự án; Xác định đúng đắn năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại. Hai là, quyết toán dự án đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời, đó là việc xác định giá trị tài sản cố định đưa vào sản xuất, sử dụng được kịp thời nhằm quản lý tốt tài sản cố định đó, xác định được chính xác giá trị hao mòn, tăng cường hạch toán kinh tế. Mặt khác, tính kịp thời trong quyết toán góp phần phát hiện dễ dàng và nhanh chóng những chi phí bất hợp pháp của dự án để loại bỏ, tránh được những hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hóa quá trình đầu tư. Để đảm bảo hai yêu cầu đúng đắn và kịp thời trên cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể nội dung yêu cầu đối với công tác quyết toán đầu tư, quy định về tổ chức bộ máy để thực hiện công tác quyết toán. Đồng thời, phải công khai quyết toán rộng rãi. Quyết toán dự án đầu tư được công

khai sẽ tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan của chủ đầu tư, cơ quan giám sát, các nhà thầu, cơ quan cấp dự án, cơ quan quản lý và toàn dân tham gia giám sát quá trình đầu tư của dự án.

1.2.4.3. Kiểm soát đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Kiểm soát là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý về đầu tư XDCB. Kiểm soát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy; đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý dự án để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế quản lý, thậm chí ngay cả chủ trương, quyết định đầu tư để kịp thời sửa đổi cho phù hợp.

Theo Nghị định 29/2021/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư:

- Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư dự án.

- Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.

- Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 41)