- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trên cơ sở phối hợp với các ban ngành xây dựng quy hoạch ngành, vùng một cách khoa học tạo tiền đề, cơ sở cho công tác xác định chủ trương đầu tư hợp lý, đạt hiệu quả cao. Dứt khoát không bố trí dự án đối với những công trình XD không có trong quy hoạch, thực hiện công khai hoá quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất.
- Trong các nhân tố tác động đến công tác quản lý dự án đầu tư XDCB thì nhân tố con người là quan trọng nhất, tác động sâu rộng nhất, vì thế công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư XDCB cần thiết hơn bao giờ hết. Đồng thời thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở đó bố trí điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Thực hiện phân công công việc, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ các cán bộ quản lý đầu tư nhằm nâng cao tính tự chủ cũng như chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc.
- Tạo điều kiện cho đơn vị chuyên môn thực hiện tổ chức tập huấn thường xuyên phổ biến các văn bản mới của Nhà nước, nâng cao kiến thức, trách nhiệm cho các cán bộ quản lý thuộc cơ quan chuyên môn tại quận Long Biên cũng như cán bộ tham gia công tác quản lý đầu tư XDCB tại các đơn vị.
- Xây dựng hệ thống thông tin về các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng có uy tín, đảm bảo được chất lượng công việc, là cơ sở để các chủ đầu tư tham khảo.
Trong chương 2, dựa trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân rút ra từ đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất phương hướng, mục tiêu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngâ nsách nhà nước tại quận quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2025.
Đồng thời nghiên cứu đề xuất một số 5 nhóm giải pháp khả thi nhằmhoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2025.
Để các giải pháp được thuận lợi và hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn, tác giả đã nêu một số kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành liệ quan, UBND thành phố Hà Nội và một số khuyến nghị với lãnh đạo quận Long Biên về cơ chế hỗ trợ thực hiện.
KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN đang là vấn đề bức xúc được cả xã hội quan tâm.
Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại quận Long Biên là một việc làm có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn đối với một quận của thủ đô, có tiềm năng phát triển rất lớn, đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững.
Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019- 2021 là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến các cấp, các ngành và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, nên cần được quan tâm xem xét một cách đúng mức.
Đối với việc tiếp tục phải hoàn thiện quy trình đầu tư cho xây dựng cơ bản và nâng cao hiệu lực, hiệu quả đầu tư cho xây dựng cơ bản tại quận Long Biên đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, từng bước đưa công tác đầu tư cho xây dựng cơ bản của quận Long Biên ngày một hoàn thiện và tốt hơn là hết sức cần thiết. Do đó, cần phải có sự đổi mới toàn diện của các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đầu tư cho xây dựng cơ bản của quận Long Biên đặt ra. Qua tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại quận Long Biên. Tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN, đưa ra những ưu điểm trong quá trình tổ chức quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại quận Long Biên giai đoạn 2019 - 2021, rút ra một số tồn tại hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời đề ra một số giải pháp, kiến nghị. Thông qua luận văn, tác giả mong rằng sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại quận Long Biên, nâng cao hiệu quả đầu tư cho xây dựng cơ bản của quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Với những nội dung trên, tác giả hi vọng sẽ đóng góp những giải pháp tích cực nhằm hạn chế thất thoát lãng phí, nâng cao quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, quản lý về đầu tư XDCB là lĩnh vực rất phức tạp nên chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Bởi vậy, tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, thầy cô giáo để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện tốt hơn.
1. Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Long Biên (2021), Báo cáo thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN giai đoạn 2019-2021, Hà
Nội.
2. Bộ Xây dựng (2021), Thông tư số 11/2021/TT-BXD về Hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí xây dựng, Hà Nội.
3. Chính phủ (2021), Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.
4. Chính phủ (2021), Nghị định Số: 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Hà Nội
5. Chính phủ (2021), Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý,
thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. Hà Nội.
6. Chính phủ (2021), Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định về trịnh tự, thủ tục
thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Hiển (2020), “Hoàn thiện quản lý đầu tư ngân sách Nhà
nước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
8. Hồ Thị Mai Hương (2020), Một số lý luận về đầu tư công, NXB Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội.
9. Lê Xuân Mậu (2014), Lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng – Chủ
yếu là nguyên nhân con người, Báo VietNamNet số 8/2014. Hà Nội
10. Đình Nam (2012), Tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, hoàn thiện cơ
chế giám sát, Thời báo kinh tế Việt Nam sô 12/2012. Hà Nội
11. Nguyễn Công Nghiệp (2019), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về
đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước”, đề tài nhánh IX, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Nhà nước, Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, Hà Nội.
13. Vũ Thị Phượng (2019), "Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn NSNN tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên" Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội.
14. Quốc hội (2018), Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
15. Quốc hội (2020), Luật Xây dựng sử đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
18. Nguyễn Hải Sơn (2020), “Hoàn thiện công tác quản lý Vốn ngân sách
Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. 19. Đỗ Hoàng Toàn (2008), Giáo trình "Quản lý về kinh tế", Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
20. Trần Ngọc Thành (2020), “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
NSNN bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban quản lý các dự án huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sĩ Kinh tế, đại học Kinh Tế
Huế.
21. UBND quận Long Biên (2020), Báo cáo tình hình phát triển KT-XH đại
phương giai đoạn 2019-2021, phương hướng nhiệm vụ 2030. Hà Nội
22. Viện Ngôn ngữ học (2021), Từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt , Hà Nội.