nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Hàng năm vào tháng 7, Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Long Biên lập kế hoạch nhu cầu VĐT cho các dự án do đơn vị thực hiện, kể cả đối với dự án đang triển khai thực hiện và dự án khởi công mới của năm sau, gửi về UBND quận, để tổng hợp và cân đối nhu cầu vốn đầu tư của năm KH. Kế hoạch nhu cầu vốn đầu tư bao gồm cả 02 nguồn: vốn ngân sách cấp và nguồn tự huy động hợp pháp của đơn vị.
Căn cứ vào vốn đăng ký, Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Long Biên đã xác định và ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng.
Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Long Biên tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của các Dự án, lập văn bản kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách gửi phòng Tài chính - Kế hoạch quận vào cuối tháng 7 hằng năm, kế hoạch này bao gồm danh mục các Dự án đầu tư, có phân ra các lĩnh vực như Dự án khoa học công nghệ, dự án giáo dục đào tạo, y tế, môi trường…dự án kết thúc, dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới và nhu cầu vốn cho từng dự án.
Trên cơ sở kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước phân bổ hàng năm thường vào cuối tháng 11, UBND quận Long Biên tiến hành phân bổ kế hoạch vốn ngân sách cho các Dự án vào cuối tháng 12 và ra văn bản thông báo vốn đầu tư nguồn ngân sách vào đầu năm Kế hoạch cho các đơn vị quản lý dự án để thực hiện.
Với công tác thực hiện phân bổ vốn công khai, dân chủ giúp Chủ đầu tư xây dựng được công tác triển khai dự án từng giai đoạn, từng năm kế hoạch nhằm đảm bảo tiến độ của dự án cũng như chủ động được nguồn vốn trong từng giai đoạn cụ thể.
Tuy nhiên, do khả năng bố trí vốn ngân sách Nhà nước hàng năm chưa thể cân đối cho nhu cầu đầu tư, thường thì chỉ bố trí được 40% đến 50 % so với kế hoạch của Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Long Biên đăng ký với UBND quận. Vì vậy mà nguồn vốn đầu từ NS được bố trí theo thứ tự ưu tiên: Trước hết cho các dự án kết thúc, tiếp đến là các DA chuyển tiếp rồi mới đến các dự án khởi công mới.
Chủ đầu tư của các dự án theo danh mục các dự án đã được UBND quận phê duyệt và kết quả thông báo nguồn vốn của phòng Tài chính Kế hoạch. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi đầy đủ hồ sơ về Kho bạc Nhà nước quận để tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo quy định. Phòng Tài chính Kế hoạch quận cân đối nguồn vốn đảm bảo thanh toán kịp thời theo khối lượng đã hoàn thành. Ngoài ra, phòng Tài chính - Kế hoạch còn có trách nhiểm thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành đối với các dự án thuộc thẩm quyền.
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại quận Long Biên giai đoạn 2019 - 2021
Chỉ tiêu Năm Tổng chi ngân sách quận (Tỷ đồng) Chi XDCB (Tỷ đồng) Tỷ trọng vốn đầu tư XDCB (%) 2019 1.426 450,86 31,6 2020 1.528 488,38 31,9 2021 1.726 436,78 25,3
(Nguồn: UBND quận Long Biên, Tổng hợp báo cáo hàng năm)
Nếu năm 2019, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN là 450,86 tỷ đồng thì đến năm 2021 số vốn này đã lên đến 488,38 tỷ đồng (đạt 96,87% so với năm 2019) Điều này cho thấy đầu tư XDCB tại quận Long Biên cũng bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19, nhiều công trình phải dừng lại nên đòi
hỏi phải có giải pháp quản lý tốt hơn để đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời đạt hiệu quả đầu tư.
Bảng 2.5: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại quận Long Biên so với dự toán giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Dự toán quận giao Kết quả thực hiện So sánh TH/DT (%)
2019 487,11 450,86 92,5
2020 519,23 488,38 94
2021 530,17 436,78 82,3
(Nguồn: UBND quận Long Biên, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB ).
Từ bảng số liệu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng cơ bản tại quận Long Biên so với dự toán qua 3 năm (2019- 2021) ở trên ta thấy kết quả thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN quận Long Biên so với dự toán ngân sách quận giao qua các năm cơ bản đã bám vào dự toán giao những vẫn chênh lệch thấp hơn dự toán. Lý do bởi ảnh hưởng của việc phải cắt giảm đầu tư và tiết kiệm thu vốn dẫn đến thực hiện không đạt dự toán.