Các yếu tố khách quan 28

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 54)

Một là, điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên trên địa bàn với các đặc điểm về địa chất, khí hậu, phân bố địa lý... có tác động nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN . Đối với địa bàn có địa chất ổn định, vững chắc, khí hậu thuận lợi cho việc khảo sát, thi công và không mất nhiều kinh phí xử lý nền móng cũng như việc vận chuyển vật liệu, máy móc phục vụ thi công được thuận tiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội:

Hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có mối quan hệ chặt

chẽ với điều kiện KTXH. Thông thường điều kiện KTXH ổn định, đời sống của người dân được đảm bảo, nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB không chỉ được đảm bảo theo kế hoạch mà còn có thể được bổ sung đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư. Điều kiện KTXH cùng với mặt bằng về dân trí khá còn là điều kiện quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư, nhất là đối với các công trình thực hiện giám sát cộng đồng, đồng thời cũng thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước về bồi thường GPMB phục vụ cho thực hiện DA đầu tư XDCB.

Ba là, chính sách kinh tế vĩ mô: Sản phẩm đầu tư XDCB có tính chất cố định, gắn kết với một vùng, miền, đơn vị với những điều kiện nhất định về kinh tế - xã hội mới phù hợp. Công trình có kết cấu vật liệu từ nhiều ngành kinh tế khác nhau, thi công trong thời gian dài, nhà thầu phải huy động dự án, ngoại tệ và các thiết bị phục vụ thi công. Vì vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách phát triển công nghiệp, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách về phát triển thương mại, … có ảnh hưởng đối với công tác quản lý dự án trong đầu tư XDCB trên nhiều phương diện từ nguồn dự án thực hiện, chủ trương, định hướng đầu tư; dự án, ngoại tệ, thiết bị cho nhà thầu, …

Bốn là, năng lực đội ngũ nhà thầu: Thực tế trong hoạt động XDCB, các

công trình XDCB trên địa bàn hầu hết do các nhà thầu của địa phương đảm nhận (trừ các công trình lớn). Trong khi đó, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các nhà thầu.

1.4. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học đối với quận Long Biên, thành phố Hà Nội

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc được các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có những nét nổi trội cụ thể:

- Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Vĩnh Yên đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Vĩnh Yên là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu tư và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của thành phố Vĩnh Yên trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.

- Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương, Tỉnh cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một

phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Vĩnh Yên là điểm sáng trong cả tỉnh đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù

thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi trường của khu vực này thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.

Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Vĩnh

Yên rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQ các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường, hàng năm ký chương trình công tác phối hợp với UBMT Tổ quốc tỉnh cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tư XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải

phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan

tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc. Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến đầu tư XDCB của Nhà nước ở thành phố Vĩnh Yên, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước.

Để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng trong XDCB trên địa bàn, UBND thành phố Vĩnh Yên đã tăng cường chỉ đạo các ban, ngành chức năng tập trung quản lý chặt chẽ việc đầu tư các công trình XDCB; ưu tiên dành nguồn để trả nợ XDCB, nguồn vốn đầu tư được tập trung hơn, các chủ đầu tư tích cực quy hoạch các khu đấu giá đất để tạo nguồn trả nợ XDCB, đôn đốc các nhà thầu khẩn trương lập hồ sơ quyết toán để thẩm tra, phê duyệt quyết toán nhằm xác định chính xác nợ XDCB, hạn chế khởi công mới các công trình khi chưa có nguồn vốn cụ thể.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB và thanh toán nợ đọng trong XDCB theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, thời gian tới, UBND thành phố Vĩnh Yên tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, rà soát, thẩm tra việc quyết toán các dự án XDCB đã hoàn thành; tổng hợp, phân loại các công trình có vướng mắc, khó khăn trong công tác quyết toán, đề xuất phương án tháo gỡ, giải quyết; lập báo cáo danh sách các chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm các quy định về quyết toán dự án hoàn thành, đề xuất biện pháp xử lý theo quy định. Đồng thời UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phương lập kế hoạch sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn vốn đầu tư công, trong đó bố trí một phần vốn để ưu tiên trả nợ XDCB, số nguồn vốn còn lại tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, các công trình phục vụ phát triển KTXH gắn với mục tiêu nâng cao đời sống cho

người dân trên địa bàn.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, là quận có số thu cho ngân sách lớn so với các quận, huyện trong toàn thành phố. Ngoài việc đáp ứng được yêu cầu hoạt động chi thường xuyên của các cơ quan trong quận, chính quyền địa phương còn làm tốt việc khai thác nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư trên địa bàn để đầu tư XDCB, quận tập trung ưu tiên cho từng lĩnh vực như: Xây dựng hạ tầng giao thông, cơ quan văn hoá, trường học... từng bước hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong quận.

Vào tháng 9 hằng năm, phòng Tài chính Kế hoạch quận Cầu Giấy phối hợp với Chi cục thuế tham mưu cho UBND quận hoàn thiện các số liệu dự toán về đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản trên địa bàn năm kế hoạch. Phòng Tài chính kế hoạch tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và tính toán định mức vốn đầu tư ngân sách huyện cho các đơn vị và các lĩnh vực hoạt động của huyện báo UBND huyện tổng hợp dự toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản huyện để trình HĐND quận, đồng thời báo cáo UBND thành phố, Sở Tài chính và các ngành chức năng liên quan xem xét làm cơ sở thảo luận dự toán. Trong cùng một thời kỳ ngân sách, việc xây dựng dự toán về cơ bản theo định mức và bổ sung cân đối ngân sách quận ổn định như năm trước, nên việc xây dựng dự toán những năm này không phức tạp.

Chủ trương này được áp dụng cho các công trình đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá, các dự án hạ tầng khu đất tái định cư, giãn dân hoặc khu đất đấu giá tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, hầu hết đường liên thôn, đường ngõ, xóm thuộc các xã đã được bê tông hoá; các xã đều xây dựng

được nhà văn hoá khang trang, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm áp lực từ nguồn vốn đầu tư của ngân sách huyện.

Thực hiện theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB thẩm quyền quyết định đầu tư là UBND quận, Ban QLDA đồng thời là chủ đầu tư và giữ trách nhiệm QLDA đối với một lượng công trình lớn. Khi đó với tư cách là chủ đầu tư, Ban QLDA có quyền tự phê duyệt thiết kế - dự toán và chỉ định thầu đơn vị thi công công trình. Thực hiện QLDA theo cơ chế này có ưu điểm là có sự tách bạch giữa người quyết định đầu tư và chủ đầu tư, nhưng có nhược điểm là dễ xảy ra những sai phạm, tham nhũng khi chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thực hiện chức năng QLDA. Một số công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách xã, phường (bao gồm cả các công trình có sử dụng vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ) trên địa bàn quận, hoặc công trình sử dụng nguồn vốn huy động của nhân dân thì UBND quận giao cho UBND các phường, các trường học làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trách nhiệm đối với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đối với công trình xây dựng của các chủ đầu tư này thấp. Để khắc phục, chính quyền quận Cầu Giấy đã:

Thứ nhất, mhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, các hoạt

động đấu thầu được quản lý tốt, góp phần tăng cường tính minh bạch và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu, nâng cao chất lượng công trình, thiết bị mua sắm và dịch vụ tư vấn. Các nhà thầu được chọn cơ bản đủ năng lực thực hiện, đáp ứng được yêu cầu của gói thầu về tài chính và kinh nghiệm.

Thứ hai, thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình, các cơ quan

chuyên môn về xây dựng tăng cường kiểm tra trong quá trình thi công và kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình. Trong giai đoạn 2019 - 2021, các cơ quan chuyên môn về xây dựng quận Cầu Giấy đã tiến hành công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng 579 công trình, kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình, kiểm tra đột xuất hơn 700 lượt đối với hơn 600 công trình. Do đó, toàn tỉnh không có sự cố lớn về chất lượng công trình

xây dựng.

Thứ ba, thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, những

năm qua, tỉnh đã bố trí kế hoạch vốn cho các dự án bảo đảm thời gian hoàn thành và tiến độ thực hiện dự án, trên địa bàn quận không có trường hợp doanh nghiệp tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thi công dự án khi chưa được bố trí vốn, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Đến năm 2021, không còn nợ xây dựng cơ bản từ giai đoạn trước mà chưa được bố trí vốn để thanh toán, không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.

1.4.2. Bài học bài học kinh nghiệm đối với quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Đối với việc nghiên cứu trên kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vôn NSNN của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và quận Cầu giấy, thành phố phố Hà Nội, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dung cho quận Long Biên, thành phố Hà Nội như sau:

Một là, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn NSNN cho các

dự án đầu tư XDCB cần được thẩm định, phê duyệt kịp thời, đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Cần chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư. Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các bước của dự án từ việc chọn dự án, đấu thầu, thẩm định đến thực hiện dự án. Công khai các quy trình thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng cao năng lực và hiệu lực QLNN, thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Kho bạc Nhà nước ), các bộ chủ quản trong việc quản lý các dự án đầu tư. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án. Hoàn chỉnh sớm bộ tiêu chí về

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 54)