dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Một là, nâng cao kỹ năng tuyển chọn tư vấn, nhà thầu thi công: một số
điểm cần lưu ý khi tuyển chọn tư vấn, nhà thầu:
+ Cần lưu ý đến kinh nghiệm của tư vấn, nhà thầu thi công trong lĩnhvực các công việc được giao. Thông thường, trong các đề xuất của phía tư vấn, nhà thầu thi công đều liệt kê những công trình đã thực hiện trong một số năm. Tuy nhiên, việc thực hiện đó có đạt hiệu quả không, thành công ở mức nào thì không được đề cập đến trong lý lịch của họ.
Đặc biệt với tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, phía lựa chọn rất khó khăn để đánh giá đúng năng lực của họ. Mặt khác, thông tin về các nhà tư vấn, nhà thầu thi công thường là rất ít. Các chủ đầu tư thường phải nhờ đến sự
giúp đỡ của nhà quản lý trực tiếp cung cấp thông tin và giới thiệu một số tư vấn. Tuy nhiên, các thông tin này đôi khi thiếu chính xác và chưa thật sự công bằng. Vì vậy, cần phải tham khảo thông tin về họ qua các mối quan hệ quen biết và qua các dự án mà họ đã tham gia, đặc biệt là những dự án mà nhà tư vấn đã thực hiện có quy mô, điều kiện, hoàn cảnh, bối cảnh… tương tự với dự án chúng ta sẽ thuê họ thực hiện. Sử dụng hiệu quả các thông tin liên quan đến bảo lãnh, bảo chứng, bảo hiểm mà tư vấn đã tham gia trong các dự án trước đây.
Ngoài ra, cần chủ động liên lạc tìm hiểu danh sách tư vấn, nhà thầu thi công được đề xuất có thực sự làm cho dự án không (vì đã có hiện tượng cùng một thời gian, tên một chuyên gia lại xuất hiện trên nhiều dự án, có khi tên chuyên gia được ghi vào danh sách nhân sự nhưng chính họ cũng không biết).
Khi chọn lọc hồ sơ tư vấn và đàm phán với tư vấn cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau:
+ Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của tư vấn, nhà thầu thi công cả trong hoạt động chung, cả ở lĩnh vực cụ thể đang được xem xét.
+ Nhận thức vấn đề: Liệu người tư vấn có hiểu rõ những nhu cầu và các vấn đề mà chủ đầu tư đặt ra không?
+ Năng lực: Những công trình mà tư vấn, nhà thầu thi công đã thực hiện trước đây có chứng tỏ được rằng họ có đủ năng lực để đảm đương công việc đòi hỏi không.
+ Nhân viên: Đội ngũ nhân viên của tư vấn, nhà thầu thi công có đủ không hay họ đang có kế hoạch thuê nhiều nhân viên sau khi ký kết hợp đồng. Lực lượng nhân viên ra sao so với lượng công việc hiện tại. Trình độ, phẩm chất của các nhân viên này.
+ Hiểu biết về điều kiện địa phương: tư vấn, nhà thầu thi công có hiểu biết điều kiện và tình hình địa phương nơi dự án sẽ được tiến hành không?
+ Kỹ năng quản lý: tư vấn, nhà thầu thi công có bộc lộ năng lực tổ chức và quản lý dự án để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và với chi phí đã dự tính không?
+ Hợp tác: Tư vấn, nhà thầu thi công có toàn tâm toàn ý hợp tác với các chủ đầu tư và Ban QLDA không.
+ Danh tiếng: Tư vấn, nhà thầu thi công đã để lại danh tiếng như thế nào trong các khách hàng trước đây? Khi tiến hành tuyển chọn tư vấn không cần thiết có nhiều người tham gia vào ban tuyển chọn, vì nếu có quá nhiều người không liên quan đến quá trình tuyển chọn sẽ có nhiều quan điểm khác nhau đưa ra.
- Bốn là, nâng cao mối quan hệ, tăng cường, phối hợp với các đơn vị liên quan:
+ Tăng cường làm việc với các bên liên quan. Ban QLDA vừa giữ vai trò điều phối, vừa giám sát để làm sao có sự kết nối nhịp nhàng giữa tư vấn, nhà thầu thi công và các sở ban ngành liên quan để kịp tiến độ công việc mà chúng ta đặt ra. Thành công của dự án là sự nỗ lực hợp tác từ nhiều phía.
Trong đó tăng cường mối quan hệ, sự phối hợp với: Chủ đầu tư, Các Sở, ban ngành liên quan; Nhà thầu tư vấn; nhà thầu thi công; Địa phương triển khai dự án.
+ Tăng cường trao đổi thông tin giữa các bên
Việc trao đổi thông tin và cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho tư vấn có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả hoạt động và sản phẩm đầu ra của dịch vụ tư vấn. Các chuyên gia tư vấn dù rất giỏi cũng không thể cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất nếu như họ không có đủ khả năng tiếp cận với các thông tin cần thiết. Các thông tin, dữ liệu này thường do các cơ quan Nhà nước nắm giữ.
Sự chậm trễ cung cấp thông tin nhiều khi rất nghiêm trọng, thiệt hại về vật chất và ảnh hưởng đến tiến độ của dự án mà phía chủ đầu tư gánh chịu khi đó là không thể tránh khỏi. Vì vậy, các số liệu, thông tin phải được chuẩn bị kỹ lưỡng
và đầy đủ để cung cấp cho tư vấn ngay khi bắt đầu công việc. Ban QLDA và các chủ đầu tư phải xác định được rằng việc cung cấp đầy đủ thông tin cho tư vấn là vấn đề rất quan trọng, nó giúp tư vấn trong một thời gian ngắn nắm bắt được các vấn đề cơ bản của dự án và giúp cho tư vấn chuẩn bị tốt hơn các đề xuất. Trách nhiệm của cả hai phía là phải xét xem nguồn thông tin được đưa ra sử dụng có chính xác và đủ độ tin cậy không. Điều này đòi hỏi cả hai bên phải chỉ định rõ ràng những cá nhân nào chịu trách nhiệm duy trì liên lạc. Cách thông thường là mỗi bên cử ra một người chịu trách nhiệm về vấn đề này. Ban QLDA và các chủ đầu tư cũng cần phải giúp tư vấn nắm được những hạng mục quan trọng trong dự án cũng như dự kiến được những tình huống khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực thi dự án. Mục đích của vấn đề này giúp cho tư vấn hiểu kỹ các hạng mục dự án, các khó khăn và thuận lợi của dự án. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tư vấn trong việc chuẩn bị tốt các đề xuất kỹ thuật và việc am hiểu về đề cương nhiệm vụ, môi trường thực hiện công việc…
+ Mạnh dạn đề xuất với chủ đầu tư, người quyết định đầu tư: Hiện nay, văn bản dưới luật còn chồng chéo, dẫn đến quá trình quản lý dự án còn nhiều vướng mắc. Ban QLDA và các chủ đầu tư cần xem xét, nghiên cứu mạnh dạn đề xuất người quyết định đầu tư để có phương án giải quyết vấn đề.
Hai là, Tăng kỷ cương kỷ luật trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
Hiện nay trong quản lý hoạt động đấu thầu chúng ta đã có Luật Đấu thầu, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hình thức đấu thầu rộng rãi đã trở thành phổ biến thay cho đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu như trước đây. Tuy nhiên có một nghịch lý xảy ra trong thực tế hiện nay là tuy đấu thầu rộng rãi nhưng tính cạnh trạnh và hiệu quả kinh tế vẫn chưa được thể hiện rõ rệt. Hiện tượng dàn xếp, mua bán giữa các nhà thầu vẫn tiếp tục diễn ra trong hoạt động đấu thầu. Để khắc phục hạn chế, từng bước hoàn thiện công tác đấu thầu, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:
- Thứ nhất, trong phê duyệt kế hoạch đấu thầu: Thống nhất phương thức phân chia gói thầu từ khi quyết định đầu tư nhằm tránh hiện tượng chia nhỏ gói thầu để trốn thủ tục, nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư.
- Thứ hai, nâng cao năng lực và trách nhiệm tư vấn lập hồ sơ mời thầu và thẩm định hồ sơ mời thầu. Phát hiện kịp thời và xử lý kiên quyết những trường hợp hồ sơ mời thầu cố tình đưa ra các tiêu chí làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tư vấn xét thầu, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Đấu thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực, đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các nhà thầu.
- Thứ ba, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đấu thầu:
+ Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu của các cấp có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan;
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về đấu thầu và chấp hành nghiêm túc chế độ xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
+ Xử lý nghiêm khắc các đơn vị chủ đầu tư và các nhà thầu có dấu hiệu vi phạm, cố tình dàn xếp trong đấu thầu. Công khai đăng tải thông tin về các trường hợp nhà thầu vi phạm, dàn xếp và các nhà thầu không đủ năng lực thi công thực tế để cấm tham gia đấu thầu trên địa bàn tỉnh và trong cả nước.
+ Chỉ đạo việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho chủ đầu tư, bên mời thầu để đảm bảo thực hiện tốt việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN; thực hiện kiểm tra, rà soát điều kiện và năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Nếu không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không giao quản lý dự án hoặc chuyển đổi chủ đầu tư đủ điều kiện
năng lực đảm nhiệm.
+ Tăng cường công tác quản lý đấu thầu theo trách nhiệm được phân cấp. Chấn chỉnh và củng cố đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý về đấu thầu, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý về đấu thầu tại Ban quản lý đầu tư và các chủ đầu tư, các ngành địa phương theo phân cấp đã được quy định cụ thể.
+ Chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo về đấu thầu; nâng cao chất lượng nội dung báo cáo, số liệu phải đầy đủ và trung thực; thời gian báo cáo tuân thủ theo đúng quy định.