Hoàn thiện năng lực bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 109 - 111)

nguồn vốn ngân sách nhà nước

Con người luôn là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của bất cứ lĩnh vực kinh tế - xã hội nào. Trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB, nhân tố con người càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đặc điểm của quản lý đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách là diễn ra trong khoảng thời gian dài, qua nhiều khâu quản lý liên quan đến nhiều chủ thể và nhiều đối tượng quản lý khác nhau. Trong mỗi khâu của quá trình quản lý, sai phạm của mỗi cá nhân đều có thể gây ra thất thoát lãng phí, làm giảm hiệu quả sử dụng dự án đầu tư. Do đó, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ tham gia quản lý đầu tư XDCB là giải pháp quan trọng và có tác dụng lâu dài đến nâng cao hiệu quả sử dụng dự án đầu tư xây dựng.

UBND quận có trách nhiệm và có điều kiện hỗ trợ tích cực cho chủ đầu tư. Để sử dụng nguồn dự án đầu tư trong nước một cách có hiệu quả, các Ban QLDA, các chủ đầu tư đòi hỏi phải có nhiều phẩm chất về chuyên môn cũng như về đạo đức. Cần nhấn mạnh rằng năng lực của Ban QLDA, các chủ đầu tư dự án đến đâu thì hiệu quả sử dụng nguồn dự án, các đơn vị liên quan đến đó. Xuất phát từ ý tưởng này, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của QLDA như sau:

tạo dài hạn hay ngắn hạn: Đào tạo dài hạn sẽ mang tính chất chính quy, đào tạo những nhà quản lý dự án tương lai, có chuyên môn sâu về kỹ năng quản lý dự án và một số kiến thức liên ngành. Các khóa đào tạo ngắn hạn sẽ bổ sung kiến thức và kỹ năng cho Ban QLDA đang hành nghiệp. Thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn, cần lồng ghép chương trình trao đổi, học tập kinh nghiệm đối với các cán bộ trực tiếp tham gia các công tác liên quan. Đây là những cơ hội để Ban QLDA, các chủ đầu tư cập nhật những thông tin mới nhất, trao đổi các vướng mắc đã xảy ra và xác định được các phương án xử lý tối ưu

Hai là, nâng cao kỹ năng tổ chức, quản lý của Ban QLDA thành một cơ

quan quản lý dự án chuyên nghiệp hoặc một tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp: + Là người đại diện cho chủ đầu tư làm việc trực tiếp với tư vấn và đối tác, Ban QLDA cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình và phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, đặt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ một cách tối ưu là thái độ cơ bản của Ban QLDA.

+ Ban QLDA cần có cái nhìn xuyên suốt dự án một cách tổng hợp và luôn trong tư thế đi trước, thấy trước. Cần phân công người chuyên trách hoặc một nhóm riêng theo dõi dự án từ khâu đầu lập dự án cho đến lúc tuyển chọn tư vấn và thực hiện dự án để phát hiện các vấn đề nảy sinh và có giải pháp kịp thời trong quá trình tiến triển của dự án.

+ Ban QLDA dự án cần có kế hoạch làm việc cụ thể với tư vấn, thường xuyên đôn đốc tư vấn thực hiện tiến độ và bám sát công việc, thực hiện đúng yêu cầu đã đề ra trong điều khoản giao việc và hợp đồng.

+ Trong trường hợp có sự thay đổi một số khoản mục trong các điều khoản tham chiếu hoặc trong hợp đồng để phù hợp hơn với tình hình thực tế, chủ đầu tư và Ban QLDA cần chủ động thương thảo với các nhà tư vấn. Những thay đổi này phải được sự thống nhất giữa các bên và cần phải được cụ thể hóa bằng văn bản để có cơ sở pháp lý đánh giá và nghiệm thu về sau.

3.3. Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luân văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 109 - 111)