Miễn dịch khơng đặc hiệu của vật chủ với PEDV được đề cập tới vai trị
interferons (IFNs). Interferons là cytokines - đĩng vai trị chính trong miễn dịch bẩm sinh của vật chủ, giúp vật chủ kiểm sốt và kháng virus khi xâm nhập. Nhưng khi vật chủ nhiễm PEDV thì khơng kích thích sinh IFNs mạnh, đã cĩ một số cơ chế giải thích rằng PEDV lẩn tránh miễn dịch bẩm sinh của vật chủ
(Shasha Li, 2020).
Kháng thể mẹ truyền cĩ vai trị quan trọng bảo vệ lợn con theo mẹ khi nhiễm PEDV. PEDV sinh kháng thể IgA và IgG đặc hiệu cĩ trong huyết thanh và sữa đầu. Kháng thể xuất hiện khi lợn nái chửa giai đoạn cuối được tiêm hoặc uống vắc xin PEDV nhược độc hay vơ hoạt. Miễn dịch đặc hiệu tồn thân và miễn dịch niêm mạc ở lợn nái cĩ tác dụng sinh kháng thể và truyền kháng thể đặc hiệu cho lợn con theo mẹ qua sữa. Kháng thể trung hịa đặc hiệu virus được tìm thấy trong sữa lợn nái, đàn con được bảo vệ sau khi cơng thử thách với PEDV cường độc thực địa (Kweon & cs., 1999). Kháng thể trung hịa được tìm thấy trong sữa đầu là cao nhất rồi đến sữa thường và cuối cùng là huyết thanh
(Clement & cs., 2016) và đặc điểm này phù hợp với đặc điểm sinh lý tiết sữa với hàm lượng IgG, IgM và IgA ở sữa đầu luơn cao hơn tối thiểu 2 lần so với hàm lượng trong máu lợn nái (Porter, 1969).
Trong cơ thể vật chủ, sự xuất hiện các loại kháng thể sớm hay muộn, cao hay thấp sau khi tiếp xúc với kháng nguyên PEDV được miêu tả ở hình 2.10.
Sau khi nhiễm PEDV nhiễm vào cơ thể, kháng thể xuất hiện đầu tiên trong cơ thể từ 6 đến 14 ngày. Kháng thể sinh ra chống lại PEDV cĩ sự tham gia protein S và protein N, 2 loại protein cấu trúc chính của virus. Nabs (Neutral antibody) kháng thể trung hịa biểu diễn bởi đường màu đỏ, xuất hiện muộn hơn so với các kháng thể khác, nhưng hàm lượng cao nhất và duy trì dài trên 6 tháng (Ouyang & cs., 2015). Trong khi kháng thể IgM đặc hiệu protein N đỉnh cao ngày thứ 7 sau khi nhiễm PEDV thì IgM đặc hiệu S đỉnh cao14 ngày sau khi nhiễm PEDV và suy giảm sau đĩ. Kháng thể IgG đặc hiệu protein N và protein S được xác định đầu tiên sau 7 ngày nhiễm PEDV, với kháng thể kháng protein N đỉnh cao 21 ngày sau khi nhiễm thì với kháng thể kháng protein S đỉnh cao 14 ngày sau khi nhiễm
PEDV, cả 2 loại kháng thể IgG kháng protein M và N đều bắt đầu suy giảm sau 21 ngày sau nhiễm, và IgG kháng N duy trì sau 43 ngày sau nhiễm.
Nguồn: Diel & cs. (2016)
Ghi chú: Đường biểu diễn mỗi loại kháng thể bằng màu khác nhau. Kháng thể trung hịa (Neutral antibody-Nabs) đường nét liền màu đỏ, kháng thể cao và duy trì dài nhất mặc dù xuất hiện muộn. N IgM,
N IgG lần lượt là IgM và IgG kháng protein N. S sIgA, S IgG, S IgM lần lượt là kháng thể IgA, IgG và IgM kháng protein S.
Hình 2.10. Phản ứng miễn dịch của vật chủ sau khi nhiễm PEDV
Kháng thể PEDV đặc hiệu được xác định ở dịch đường tiêu hĩa khi dùng phương pháp phát hiện ELISA phân tách IgG và IgA. IgA ưu thế ở đường tiêu hĩa hơn kháng thể IgG (Bjustrom-Kraft & cs., 2016), IgA kháng được enzym đường tiêu hĩa (Offit & Clark., 1985). Khi kháng nguyên tiếp xúc với cơ quan miễn dịch tại đường ruột, tế bào tiết IgA được kích thích hình thành kháng thể IgA ở niêm mạc đường ruột và sản xuất IgA ở tuyết vú. Tuy nhiên, IgG được định lượng nhiều hơn 60% lượng glubunin trong sữa non. Đề cập IgA hay kháng thể trung hịa cĩ vai trị bảo vệ động vật tránh khỏi dịch PED, đã cĩ báo cáo khoa
học ghi nhận: hiệu quả bảo hộ của vắc xin liên quan chính đến vai trị của kháng thể trung hịa đặc hiệu cĩ trong huyết thanh và trong sữa của lợn nái được tiêm vắc xin (Collin & cs., 2017; Lee, 2017). Kháng thể trung hịa được coi như là yếu tố gián tiếp đánh giá khả năng bảo hộ của vắc xin PED.