Xác định độc lực của chủng PEDV thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phản ứng trung hòa đánh giá khả năng miễn dịch chéo giữa chủng porcine epidemic diarrhea virus vắc xin và chủng thực địa lưu hành tại việt nam (Trang 50 - 52)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. LỰA CHỌN CHỦNG PEDV DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU

4.1.3. Xác định độc lực của chủng PEDV thực địa

Tiêu chí lựa chọn chủng PEDV dùng cho kiểm nghiệm vắc xin phịng PED gồm: (i) phù hợp với chủng hiện lưu hành và (ii) cĩ độc lực. Triệu chứng và bệnh tích của lợn 3 ngày tuổi sau cơng cường độc bằng chủng PEDV 0118 (Hình 4.5

và Hình 4.6).

Ghi chú: Hình 4.5a. Lợn con sơ sinh trước gây nhiễm khỏe mạnh; Hình 4.6. Lợn sau gây nhiễm 24 giờ, tiêu chảy phân vàng, lỏng như nước, phân chứa sữa khơng tiêu (mũi tên)

Ghi chú: Bệnh tích thành ruột non mỏng, trong lịng ruột chứa sữa khơng tiêu (mũi tên)

Hình 4.6. Bệnh tích đại thể ở lợn sau gây nhiễm PEDV 32 giờ

Trong điều kiện nuơi cách ly giữa lợn đối chứng và lợn thí nghiệm, lợn đối chứng 5/5 con khỏe mạnh đến khi kết thúc thí nghiệm (72 giờ). Lợn thí nghiệm với biểu hiện triệu chứng đầu tiên là nơn sau 14 giờ gây nhiễm. Sau 20 giờ gây nhiễm cĩ 5/5 lợn tiêu chảy, phân vàng, lỏng như nước; phân cĩ lợn cợn sữa

khơng tiêu như canh trứng (Hình 4.5b). Con vật sút cân nhanh, da đàn hồi kém, mình bẩn dính bết phân. Xét nghiệm RT- PCR mẫu phân với mồi đặc hiệu PEDV, kết quả cho thấy 5/5 con thí nghiệm dương tính (kết quả khơng trình

bày). Lợn thí nghiệm chết 5/5 con sau 32 đến 46 giờ gây nhiễm với bệnh tích: ruột non chứa sữa khơng tiêu, thành ruột mỏng, giãn. Trong khi nhĩm đối chứng âm cả 5/5 con khỏe mạnh, ăn uống bình thường, xét nghiệm RT- PCR âm tính PED, khơng cĩ bệnh tích đại thể.

Dựa vào hồi cứu bệnh lý lâm sàng của các ổ dịch PEDV tại nơi đã thu mẫu bệnh phẩm, kết quả ghi nhận tại thực địa PEDV cĩ độc lực cao. Mặc dù cĩ sự can thiệp điều dưỡng tích cực nhưng tỉ lệ chết lên tới 70% đến 100% số con/ đàn ở lợn dưới 7 ngày tuổi, lợn trên 7 ngày tuổi cơ hội sống sĩt từ 30% đến 70%. Kết quả gây bệnh thực nghiệm cũng cho thấy rõ tính độc của chủng PED 0118 (dịng mới nổi): gây bệnh lý đặc trưng với liều gây nhiễm thấp, bệnh lý nghiêm trọng, thời gian ủ bệnh ngắn.

Liên quan đến gây nhiễm thực nghiệm, nhĩm tác giả Lee & cs. (2018) đã dùng chủng PEDV QI1401- P11 đời thứ 11 cơng thử thách với liều 104,0

TCID50/ml/con, kết quả tồn bộ lợn đối chứng cĩ bệnh tích điển hình sau 1 ngày gây nhiễm. Một nghiên cứu khác của nhĩmtác giả (Joseph & cs., 2015) xác định

liều gây nhiễm tối thiểu của chủng USA/IN19338/2013 với liều thấp nhất 0,56

TCID50/ml /con, lợn cĩ biểu hiện điển hình PEDV sau1 ngày gây nhiễm, lợn cĩ dấu hiệu lâm sàng tiêu chảy, mất nước và lợn chết sau 2 ngày. Trong nghiên cứu này, chủng PEDV 0118 đã được gây nhiễm thực nghiệm với liều 104,0TCID50

thành cơng bởi đường uống, bước đầu cho thấy chủng PEDV 0118 cĩ độc lực

cao trên lợn con mới sinh.

Như vậy, với kết quả trình bày ở mục 4.1 đã chọn được chủng PEDV 0118 phân lập tại ổ dịch lợn mắc bệnh tiêu chảy cấp, cĩ các đặc tính: (i) thuộc nhĩm mới nổi G2 lưu hành phổ biến trên thế giới và Việt Nam, (ii) thuần khiết, (iii) cĩ hiệu giá cao, (iv) cĩ độc lực cao.

4.2. KẾT QUẢ THIẾT LẬP PHẢN ỨNG TRUNG HỊA PEDV 4.2.1. Kết quả tối ưu mơi trường dùng trong phản ứng trung hịa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phản ứng trung hòa đánh giá khả năng miễn dịch chéo giữa chủng porcine epidemic diarrhea virus vắc xin và chủng thực địa lưu hành tại việt nam (Trang 50 - 52)