Nghiên cứu vắc xin để sử dụng cho lợn nái với đích đến là bảo vệ lợn con theo mẹ, lợn con được nhận được kháng thể mẹ truyền qua sữa và được bảo vệ. Mặc dù PEDV nổ ra ở châu Âu, nhưng bệnh khơng gây thiệt hại lớn về kinh tế đến mức phát triển một loại vắc xin cĩ hiệu quả trong thời điểm trước năm 2013.
Tháng tư năm 2013 PEDV bùng phát với dịng độc lực mạnh và lây lan nhanh tồn thế giới. Bệnh PED ở châu Á nghiêm trọng hơn, đánh dấu bởi vụ dịch xảy ra năm 2010 ở Trung Quốc, sau đĩ báo cáo ghi nhận ở các Quốc gia châu Á khác. Nhiều loại vắc xin đã được phát triển, ở Trung Quốc cĩ vắc xin nhược độc CV777 hoặc vắc xin vơ hoạt CV777, ở HànQuốc cĩ vắc xin dịng DR13, SM98, Nhật Bản cĩ vắc xin 83P-5. Việc nhược độc hĩa virus từ các dịng virus cường độc thơng qua việc cấy chuyển virus nhiều đời trên tế bào (93 đến 100 đời) làm giảm độc lực của virus, đột biến nucleotid và thay thế aa trong gene S của PEDV cĩ thể gĩp phần nhược độc hĩa virus. Ở Hàn Quốc, quy trình miễn dịch 3 đến 4 mũi vắc xin trên lợn nái sinh sản, mỗi mũi cách nhau 2 đến 3 tuần. Lợn nái mang thai trước đẻ 5 tuần và 3 tuần tiêm tiêm vắc xin đã duy trì kháng thể trung hịa
cao trong huyết thanh và trong sữa đầu, làm tăng tỉ lệ sống sĩt của lợn con từ 18.2% đến trên 80% khi thử thách với chủng cường độc thực địa. Mặc dù vậy, việc bảo vệ lợn chống lại bệnh cịn phụ thuộc hiệu quả vắc xin cĩ thể liên quan đến duy trì mức độ kháng thể trung hịa đặc hiệu trong huyết thanh và sữa đầu của lợn nái (Park, 2009).
Hiện nay, các vắc xin đề cập ở trên, hình thành trước năm 2013, chỉ cĩ hiệu quả từ mức độ thấp tới trung bình bởi kháng nguyên và tính di truyền của PEDV cĩ sự thay đổi (sự thay đổi khi >10% amino axít biến đổi giữa Protein S). Do sự đa dạng về di truyền giữa dịng vắc xin và dịng cường độc thực địa, PEDV dịng 2b hoặc các dịng liên quan thực địa được dùng để phát triển vắc xin kiểm sốt bệnh PED, hay vắc xin tiểu phần (S1) cho việc phịng ngừa PEDV trong tương
lai (Oh & cs., 2014). Ở Hàn Quốc, dịng PEDV thực địa thuộc nhĩm 2b đã được phân lập và đang phát triển vắc xin, bước đầu cho thấy an tồn và hiệu quả (Lee & cs., 2010; Oka & cs., 2014).
Một số liệu pháp miễn dịch đã được sử dụng khi bệnh PED nổ ra nghiêm trọng và cấp tính. Một số trang trại dùng virus tại chỗ (autogenous) cho lợn nái đang mang thai ăn ruột non từ bệnh phẩm của những lợn con nhiễm PEDV. Tuy
nhiên, hiệu quả hạn chế bởi hiệu giá virus PED khơng đủ cung cấp miễn dịch bảo
vệ đàn con sau sinh. Ngồi ra nguồn virus nhiễm nhân tạo sẽ ẩn nấp trong phân, trong động vật khỏe mang trùng, bệnh PED sẽ quay lại với vụ dịch mới và mùa dịch mới (Changhee, 2015).